Master data là gì? Phương pháp giúp quản trị Master data đạt hiệu quả cao
Tìm hiểu Master data là gì?
Master Data được giới chuyên gia gọi là dữ liệu có giá trị. Trong doanh nghiệp thì nó có thể được áp dụng vào vận hành, quản lý, lên kế hoạch mà không cần phải trải qua khâu nào khác. Nó có thể bao gồm những thông tin quan trọng của một doanh nghiệp, những thông tin khách hàng tiềm năng,... và nó chia sẻ với những cá nhân đặc biệt hay tổ chức để có thể đảm bảo sự đồng nhất.
Nhiệm vụ của Master data là cung cấp bối cảnh cho các giao dịch, các hoạt động kinh doanh và trả lời tất cả các câu hỏi về doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Master data là thuật ngữ dùng để chỉ một hệ thống thông tin dữ liệu được xây dựng một cách tập chung và ứng dụng trên phạm vi cả ứng dụng cả sản phẩm. Một cách dễ hiểu hơn thì đây là những thông tin mà doanh nghiệp đưa ra cho khách hàng sau khi đã thống nhất toàn bộ mọi nguồn. Hệ thống thông tin này có thể được bổ sung mà không được thay đổi bởi những thông tin được cung cấp đã trải qua sự kiểm duyệt nghiêm ngặt.
Có thể nói rằng, Master data là trung gian kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây cũng là nguồn nguyên liệu có giá trị nhất trong doanh nghiệp và cũng là một trong những đối tượng mà đối thủ của các doanh nghiệp mong muốn sở hữu.
Định nghĩa Master data trong SAP
SAP R/3 được chia ra làm 2 nhóm:
- Transaction data: Những dữ liệu liên quan đến các giao dịch của doanh nghiệp.
- Master data: Những dữ liệu được tạo ra một cách tập trung và được áp dụng trên toàn bộ ứng dụng. Những dữ liệu này có thể được thay đổi hoặc cập nhật thêm.
SAP Master data được chia thành 2 nhóm chính:
- Vendor Master data: Bao gồm những thông tin về các đối tác mà doanh nghiệp mua hoặc bán hàng như: tên, số điện thoại, địa chỉ,... Thông tin về Vendor master data được chia thành 3 nhóm: Accounting data, general data và purchasing data.
- Material Master data: Là một trong những thông tin quan trọng về nguyên liệu của doanh nghiệp. Những dữ liệu này bao gồm những thông tin về nguyên vật liệu công ty có thể đặt hàng, lưu trữ, sản xuất hoặc bán.
Một vài khái niệm liên quan đến Master data là gì
Bên cạnh khái niệm về Master data là gì thì còn một vài những khái niệm liên quan đến nó như Data, Big Data,... Cùng tìm hiểu những khái niệm này qua những thông tin dưới đây nhé.
Data là gì
Data là những dữ liệu thô, toàn bộ những thông tin bao gồm hình ảnh, những ký tự được đưa vào các thiết bị xử lý thông tin như máy tính, điện thoại. Data được ứng dụng nhiều trong các ngành kỹ thuật, công nghệ và khoa học. Thông qua data, con người có thể hình dung được tổng thể của sự vật, hiện tượng. Đặc biệt là những chiếc điện thoại thông minh ngày nay đang sử dụng data để lưu trữ hình ảnh, video, âm thanh,... và hầu hết những dữ liệu trong điện thoại đều không có cấu trúc.
Big Data là gì
Đây là một thuật ngữ chỉ nguồn dữ liệu lớn và phức tạp. Những tập dữ liệu lớn này có thể bao gồm dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc hay không có cấu trúc. Big data là dữ liệu không thể xử lý trên máy chủ mà cần đến những chuyên gia. Họ sẽ tìm hiểu, phân tích và xử lý những dữ liệu này.
Đây cũng là một thuật ngữ trung gian giúp doanh nghiệp tiếp nhận được những thông tin hữu ích nhằm phục vụ cho sự phát triển của họ.
Big data có rất nhiều công dụng. Một vài công dụng của Big data có thể kể đến như: Phân tích khách hàng, phân tích sự đoán, phân tích cảm xúc,...
Master Data Management là gì
Master Data Management là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp bởi nó được biết đến với tư cách là công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Những thông tin về nhu cầu, mong muốn, phần mềm quản lý dữ liệu chuẩn,... là những dữ liệu giúp các doanh nghiệp có thể duy trì và khai thác nguồn lợi của mình.
Nhiệm vụ của Master Data Management đó là bảo mật những thông tin của công ty, tránh bị lấy trộm bởi những công ty đối thủ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của nó còn là sắp xếp những thông tin một cách khoa học, dễ dàng tiếp cận để có thể phục vụ người dùng một cách tốt nhất.
Các bước giúp đạt hiệu quả trong việc quản trị Master data là gì
Từ phần thông tin về Master data là gì bên trên đã cho thấy tầm quan trọng của khâu này. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có những cách thức giúp việc quản trị Master data đạt hiệu quả cao. Vậy để có thể đạt hiệu quả cao thì các doanh nghiệp cần nắm rõ những bước sau đây
Nắm được những dữ liệu mà doanh nghiệp mình quản lý
Khi bạn hiểu kỹ về một điều gì đó thì bạn mới có thể làm tốt nó. Master data là hệ thống chứa những thông tin quan trọng của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống thông tin này đối với những doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. Chính vì thế, bước đầu tiên bạn cần tìm hiểu và nắm vững được những dữ liệu mà doanh nghiệp mình quản lý để có thể hệ thống chúng một cách hợp lý nhất.
Tích hợp các thao tác quản lý
Tích hợp các thao tác quản lý là một phương pháp hiệu quả. Một trong những giải pháp mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới sử dụng đó là cho ảo hóa các dữ liệu bằng phần mềm chuyên dụng trong không gian chung có tên là Global namespace cho tất cả hệ thống lưu trữ. Khi đó đường dẫn dữ liệu và đường dẫn kiểm soát vẫn được tách biệt giúp bạn có thể truy cập vào những dữ liệu tùy ý. Những data quan trọng có thể được chuyển đến những server có hiệu năng cao hơn. Những data dữ liệu thấp sẽ được đưa sang những server có hiệu năng thấp hơn.
Lưu dữ liệu trên đám mây
Việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây giúp giảm chi phí cho việc thuê chuyên gia về giữ liệu. Việc này giúp cho các doanh nghiệp cắt giảm tối đa được chi phí nhân sự đối với những chuyên gia về dữ liệu.
Những dữ liệu khi đưa lên đám mây sẽ không được trùng lặp nhau. Điều này giúp chúng ta không cần loại bỏ những dữ liệu không cần thiết và giảm được không gian để lưu trữ những dữ liệu khác.
Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi Master data là gì và một vài thông tin liên quan: phương pháp giúp quản trị Master data hiệu quả và những khái niệm liên quan. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích đối với bạn.