Master Plan là gì? Tầm quan trọng của một Master Plan hiện nay
BÀI LIÊN QUAN
Strategic planning là gì? Lợi ích của hoạch định chiến lược là gì?Planogram là gì? Các phong cách thiết kế của planogramEvent Planner là ai? Những kĩ năng cần có của một Event Planner giỏiMaster Plan là gì?
Có thể bạn đã cảm thấy quen thuộc với từ “Master”, chẳng hạn như show truyền hình Masterchef nổi tiếng của nước Mỹ. Master là một danh từ được định nghĩa như một người làm chủ giỏi trong một lĩnh vực nhất định và chỉ đạo, kiểm soát những người còn lại. “Plan” ở đây được định nghĩa là một kế hoạch, chiến lược,... Không chỉ đơn thuần là một từ vựng trong tiếng Anh, Master Plan còn mang trong mình một ý nghĩa chuyên ngành và nó được sử dụng ở một số trường hợp và lĩnh vực cụ thể.
Trong từ điển Cambridge, Master Plan là một danh từ, chỉ một tập hợp các quyết định được thiết lập ra bởi một người hoặc một nhóm người trong một tổ chức về cách để làm điều gì đó trong tương lai hay hiểu đơn giản là quy hoạch tổng thể.
Master Plan xuất hiện trong những lĩnh vực nào?
Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản Master Plan là kế hoạch chỉ đạo hay tập hợp chi tiết các phương án xác định chiến lược và các hướng đi cụ thể cho một khía cạnh nào đó thuộc mọi lĩnh vực nhất định. Master Plan được đề cập trong khá nhiều lĩnh vực gồm:
Lĩnh vực xây dựng kỹ thuật
Master Plan trong lĩnh vực này được hiểu là kế hoạch sử dụng đất, tập trung vào một hay nhiều địa điểm trong một khu vực xác định quyền sở hữu và cải thiện chung cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm hướng dẫn quá trình tăng trưởng, phát triển trong một số năm hay theo từng giai đoạn.
Đây là việc thiết lập các kế hoạch dài hạn, cung cấp một cấu trúc để có thể định hướng cho sự tăng trưởng và phát triển ở tương lai. Master Plan trong xây dựng kỹ thuật được gọi là quy hoạch tổng thể.
Là việc tạo kết nối các tòa nhà, môi trường, xã hội và mọi thứ xung quanh, một Master Plan sẽ bao gồm việc phân tích, khuyến nghị, đề xuất cho dân số, cho nền kinh tế, nhà ở, giao thông và cơ sở cộng động. Nó dựa vào các công việc như khảo sát, lập kế hoạch hay đặc điểm vật lý và điều kiện xã hội.
Lĩnh vực kinh tế
Master Plan là gì trong kinh tế? Trong kinh tế, khái niệm này được gọi dưới những cái tên như: kế hoạch tổng thể, tổng kế hoạch, chiến lược tổng thể, kế hoạch chính,...
Đây là một bản kế hoạch tạo ra trước khi bắt đầu kinh doanh, nhưng tập trung vào sự tăng trưởng và cách để đạt được nó. Đó là một kế hoạch dài hạn cần đưa ra các chiến lược cho sự tăng trưởng ổn định trong mọi hoạt động và hướng tới tính bền vững ở những năm tiếp theo.
Tầm quan trọng của một Master Plan là gì?
Sau khi hiểu khái niệm về Master Plan là gì, bạn có thắc mắc tầm quan trọng của nó hay không? Đừng nên đánh giá thấp vai trò của Master Plan, bất kể trong lĩnh vực nào, thậm chí là trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Hiểu đơn giản, không có tầm nhìn thì sẽ không có kế hoạch tổng thể. Không có kế hoạch tổng thể thì chắc chắn sẽ không có hành động hay tối thiểu là không có hành động nào hiệu quả. Và không có hành động sẽ dẫn đến việc không có kết quả. Đó là cách đơn thuần để nhận ra tầm quan trọng của một Master Plan.
Vì vậy, hãy dành thời gian để xây dựng một kế hoạch tổng thể. Thời gian bạn đầu tư xây dựng kế hoạch sẽ được đền đáp một cách xứng đáng ở tương lai. Để hiểu rõ hơn tác động của Master Plan trong các lĩnh vực, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong phần dưới đây.
Vai trò của Master Plan ở lĩnh vực xây dựng
Các Master Plan đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định định dạng của môi trường đô thị. Để không bị chỉ trích bởi chất lượng, vật liệu hay kiến trúc của một dự án, hãy nhận thức rõ về tầm quan trọng của Master Plan là gì. Cụ thể như:
- Master Plan cung cấp một lộ trình cho các quyết định phát triển trong tương lai của một dự án.
- Master Plan có thể tiết kiệm tài chính cho các khách hàng trong một thời gian dài.
- Master Plan cho phép việc ước tính chi phí sẽ được thực hiện trước khi bắt đầu xây dựng một dự án.
- Master Plan có thể xây dựng một tầm nhìn và tạo niềm tin cho một dự án. Nếu một tầm nhìn cho dự án được thông báo cho người dùng tiềm năng của nó, nó thường gây nên những sự phấn khích về lợi ích mà nó đem lại ở tương lai.
- Các dự án Master Plan có tỷ lệ hoàn thành cao hơn về tiến độ so với các dự án không được lên kế hoạch.
Cuối cùng, bất cứ quyết định nào về một kế hoạch tổng thể sẽ tùy thuộc vào chủ sở hữu, hoặc khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng chính là trách nhiệm của một số nhà thiết kế hay tư vấn về mặt thi công cho dự án.
Vai trò của Master Plan ở lĩnh vực kinh tế
Các tổ chức hàng đầu sử dụng các thực tiễn tốt nhất để có thể thiết lập một chiến lược dài hạn, nhằm tập trung vào cơ sở hạ tầng và sự bền vững thông qua việc tạo ra một kế hoạch tổng thể Master Plan.
Một kế hoạch tổng thể trong kinh tế đóng vai trò như một bản dự thảo chi tiết cho việc mở rộng tổ chức trong tương lai và phải được gắn liền với các mục tiêu hay các kế hoạch kinh doanh cốt lõi của nó. Master Plan sẽ xác định những yếu tố kinh tế và những yếu tố khác như phát triển cơ sở hạ tầng hay các tiện ích, lập kế hoạch mua bán,...
Một kế hoạch chi tiết sẽ xác định được nhu cầu của tổ chức trong một quãng thời gian dài từ một năm, hai năm, thậm chí là hai mươi năm.
Các tổ chức hàng đầu sẽ biết rằng việc cập nhật thường xuyên các kế hoạch tổng thể là nhiệm vụ bắt buộc để đánh giá nhu cầu của phát triển hoặc cơ sở hạ tầng khi điều kiện kinh doanh phát triển. Một cách tiếp cận Master Plan sẽ cung cấp nền tảng cho:
- Kế hoạch đầu tư về dài hạn
- Sự phát triển tài sản vật chất
- Việc đánh giá các quy định gồm các tiêu chuẩn quy hoạch
- Xác định được các khu vực, các phòng ban cần phát triển tiện ích hoặc mở rộng quy mô
- Việc thay mới và phát triển cơ sở trong tương lai
- Ưu tiên những nhu cầu về mặt tổng thể
Cách xây dựng một Master Plan để phát triển kinh doanh
Một Master Plan sẽ bao gồm những gì?
- Cơ hội phát triển: Bạn cần nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình, đối thủ cạnh tranh và tiến trình trước đó của bạn để từ đó, xác định các cơ hội phát triển. Xem xét những lựa chọn của bạn và tìm ra điều gì tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
- Kế hoạch đầu tư: Để xác định cách bạn đầu tư cho sự phát triển kinh doanh của bạn. Bạn có bao nhiêu vốn? Và bạn cần thêm bao nhiêu nữa hay làm thế nào để bạn có thể sở hữu được số vốn đó?
- Mục tiêu tài chính: Để có thể thực hiện các dự báo về lợi nhuận, doanh thu và chi phí.
- Hoạt động bán hàng tiếp thị: Bạn cần tìm hiểu những nỗ lực bán hàng và tiếp thị nào thúc đẩy tăng trưởng một cách có hiệu quả. Hãy chắc chắn rằng, kế hoạch bán hàng tiếp thị của bạn đủ mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp.
- Nhu cầu: Để đánh giá nhân sự của bạn hiện tại và suy nghĩ về cách bạn có thể cải thiện khả năng của họ để đáp ứng các mục tiêu cho doanh nghiệp.
Tổng kết
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về Master Plan là gì và các thông tin có liên quan đến Master Plan. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu bạn có ý định xây dựng một dự án, hãy lên Master Plan cho nó để có thể đạt hiệu quả cao nhất.