Strategic planning là gì? Lợi ích của hoạch định chiến lược là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Strategic planning là gì? Lợi ích của hoạch định chiến lược là gì?Planogram là gì? Các phong cách thiết kế của planogramEvent Planner là ai? Những kĩ năng cần có của một Event Planner giỏiKhái niệm strategic planning là gì?
Strategic planning nghĩa là hoạch định chiến lược. Hoạch định chiến lược là quá trình được các doanh nghiệp sử dụng để xác định các mục tiêu của họ, các phương án cần thiết để hoàn thành các mục tiêu đó và hệ thống quản lý hiệu suất nội bộ sẽ được sử dụng để theo dõi và đánh giá tiến độ của chiến lược.
Mục tiêu quan trọng nhất của việc hoạch định chính là đảm bảo khả năng hướng tới mục tiêu chung của các nhân viên trong tổ chức và các bên liên quan để đạt được sự thống nhất về kết quả dự đoán của chiến lược. Sau đó đưa ra được những đánh giá và có sự điều chỉnh phù hợp trước sự biến động không ngừng của thị trường.
Các yếu tố cần lưu ý khi lập strategic planning là gì?
Khi lập kế hoạch hoạch định chiến lược chúng ta cần lưu ý một vài điều sau đây:
- Các tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng.
- Có lịch trình rõ ràng để thực hiện chiến lược và giám sát tiến độ.
- Các điểm chuẩn hoặc mục tiêu hàng quý sẽ là các dấu mốc quan trọng để hướng tới mục tiêu hàng năm.
- Nhận dạng các nguồn thông tin và dữ liệu được sử dụng để theo dõi tiến trình của chiến lược.
- Phân bổ nguồn nhân lực cụ thể tham gia vào kế hoạch hoạch định chiến lược.
Lợi ích của việc xây dựng strategic planning là gì?
Strategic planning là một quá trình hữu ích với mọi doanh nghiệp. các lợi ích cụ thể là:
- Tạo dựng sự đồng thuận từ mọi phía và khuyến khích các bên tham gia.
- Thiết lập hệ thống trách nhiệm giải trình.
- Làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần ưu tiên giải quyết trước.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của doanh nghiệp.
- Tạo tiền đề để đánh giá tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp.
Các bước để lập strategic planning là gì
Strategic planning là quy trình mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ và thực hiện để xây dựng được chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh nhất cùng đầy đủ cách thức triển khai chiến lược đó. Các bước cụ thể để lập strategic planning là:
Xác định sứ mệnh và tầm nhìn
Bước đầu tiên để xây dựng strategic planning là gì?
Khi bắt đầu quy trình, cần xác định được rõ ràng tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Để xác định được hai yếu tố đó, bạn cần trả lời các câu hỏi như mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến là gì? Mục tiêu và hướng đi mà doanh nghiệp muốn đạt được như thế nào? Phải xác định được tầm nhìn tốt mới có thể định hướng cho nhân viên.
Để xác định được sứ mệnh, bạn cần thông tin cho các đơn vị hợp tác với doanh nghiệp biết về sản phẩm, tình hình thị trường, giá trị và đối tượng khách hàng trọng tâm cũng như mối quan tâm đối với hình ảnh của doanh nghiệp trước người tiêu dùng cũng như các nhân viên. Sứ mệnh đóng vai trò quan trọng giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định phù hợp.
Nghiên cứu môi trường cả bên trong và bên ngoài
Để đạt được hiệu quả cao trong việc xây dựng strategic planning thì doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu môi trường bên ngoài (thị trường) và môi trường bên trong (nội bộ doanh nghiệp).
Nội bộ doanh nghiệp: Phân tích tình hình nội bộ doanh nghiệp chính là cách xác định khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp đó dưới những tác động của điều kiện bên ngoài.
Phân tích thị trường: Xác định được cụ thể vị trí của doanh nghiệp mình đang ở ngành và phân khúc nào sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích tình hình của đối thủ một cách trực tiếp. Đồng thời hiểu rõ hơn về thị trường mà mình sẽ hoạt động kinh doanh.
Đề ra nhiệm vụ và mục tiêu chung
Việc cần thực hiện tiếp theo trong xây dựng strategic planning chính là đề ra những nhiệm vụ và các mục tiêu chung hàng năm cho doanh nghiệp. Các mục tiêu đề ra phải được thiết kế cụ thể để đạt được các mục tiêu, chức năng lớn hơn như mục tiêu tài chính, vận hành, marketing, nhân sự,..
Để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu một cách tốt nhất, mỗi doanh nghiệp cần thực hiện điều chỉnh chính sách hoặc đưa ra những chính sách mới theo thời gian. Qua đó có thể định hướng và triển khai chiến lược thành công.
Xây dựng các chiến lược phù hợp
Để đảm bảo sự thành công của việc hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần lựa chọn các chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Các chiến lược được lựa chọn sẽ ở hai cấp độ chính, cụ thể là:
Chiến lược kinh doanh: Được sử dụng khi các đơn vị chiến lược hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm chiến lược tiếp thị mới cho một sản phẩm được bán trên một thị trường duy nhất.
Chiến lược công ty: Với chiến lược này, nhà quản lý của các công ty mẹ sẽ lựa chọn sản phẩm và thị trường mà sản phẩm sẽ được bày bán để đưa ra quyết định mua lại hoặc hợp nhất với các đối thủ cạnh tranh.
Phân bố nguồn nhân lực để triển khai kế hoạch
Mỗi chiến lược khi được triển khai cần tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp nhất với khả năng và quyền hạn để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, việc thực hiện phân chia lại trách nhiệm và quyền hạn cho các nhân viên cũng là điều c quản trị nhân sự có thể được luân chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác. Điều đó nghiễm nhiên sẽ không làm thay đổi và tránh làm ảnh hưởng tới việc triển khai chiến lược.
Giám sát và đánh giá kết quả hoạch định chiến lược
Khi triển khai hoạch định chiến lược thì giám sát và đánh giá kết quả là bước không thể thiếu. Bởi cơ cấu nội bộ doanh nghiệp và thị trường luôn có sự thay đổi không ngừng. Các nhà quản lý phải liên tục giám sát cả hai môi trường nói trên để xác định kịp thời điểm mạnh, điểm yếu và cả những nguy cơ có thể xuất hiện.
Nếu có các tình huống mới phát sinh xảy ra thì nhà quản lý phải nhanh chóng khắc phục càng nhanh càng tốt. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần tiến hành đo lường hiệu quả của chiến lược để đưa ra được những so sánh giữa kết quả thực tế với kết quả dự tính và có được đánh giá kết quả hoạch định chiến lược chính xác nhất.
Lời kết
Strategic planning luôn giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và mang tính hệ thống chi tiết giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên, hản bạn đọc đã hiểu rõ strategic planning là gì và các bước xây dựng strategic planning cụ thể. Hy vọng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Để cập nhật thêm kiến thức mới nhất hàng ngày về lĩnh vực Bất động sản/Môi giới bđs - Kinh tế tài chính - Đầu tư – Thị trường IPO - Hỏi đáp phát luật - Công nghệ, hãy truy cập Chuyên trang Tin tức của website Meeyland.com.