Cổ phiếu Hoà Phát bị bán tháo mạnh: Hơn 81 triệu cp được sang tay sau một phiên
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 1/11: Cổ phiếu Hòa Phát giao dịch kỷ lục, bluechips níu giữ sắc xanh cho VN-IndexChuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng "bẫy tăng giá" cổ phiếuCổ phiếu bất động sản mất dần sức hấp dẫn với nhà đầu tưTheo Vietstock, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) vừa chứng kiến ngày giao dịch khó quên với giá cổ phiếu lao dốc mạnh và thanh khoản đạt kỷ lục.
Giá cổ phiếu HPD đã giảm hơn 4% còn 15.000 đồng/ cổ phiếu trong bối cảnh làn sóng bán tháo ngày 1/11. Đây là mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua và cũng là cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index.
Thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu thép liên tục rớt giá sau khi một số doanh nghiệp trong ngành báo cáo lỗ trong quý 3 năm nay như dự báo mà tỷ phú Trần Đình Long - Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Hòa Phát đã đưa ra.
Thị trường chứng khoán hôm nay 1/11: Cổ phiếu Hòa Phát giao dịch kỷ lục, bluechips níu giữ sắc xanh cho VN-Index
Thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục chứng kiến cổ phiếu HPG bị bán tháo với khối lượng cao kỷ lục hơn 81,5 triệu đơn vị, riêng khối ngoại đã bán ròng hơn 34 triệu cổ phiếu.Thế giới di động (MWG) và Hòa Phát (HPG) sẽ làm gì để ứng phó với lãi suất tăng khi cùng "gánh" khoản dư nợ lớn?
Hiện nay, lãi suất huy động của các ngân hàng đã tăng lên trên 8%/năm với các kỳ hạn dài và thậm chí còn đến hơn 9% và cũng còn cao hơn với các khoản huy động lớn. Lãi suất cho vay ra cũng đã được điều chỉnh tăng ở hầu hết các ngân hàng và đã đặt ra áp lực chẳng hề nhỏ với các doanh nghiệp có vay nợ.Điều gì khiến cho Hòa Phát vẫn giữ vững ngôi vương “nhiều tiền” nhất sàn chứng khoán?
Một chuyên gia nhận định rằng: “Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có tiền là vua, bởi vì họ có thể tạo ra hạn mức tín dụng vay ngắn hạn, nhập nguyên liệu với mức lãi suất tốt. Hiện tại, có nhiều doanh nghiệp còn không được cấp hạn mức vay tín dụng ngắn hạn bởi ngân hàng đang căng thanh khoản”.Triển vọng kinh doanh đã nhanh chóng có những phản ánh đối với tình trạng cổ phiếu ngành thép. Trên thực tế, cổ phiếu thép đã tạo đỉnh và xuống trước thị trường chung. Đà rớt giá mạnh của nhóm cổ phiếu này là câu chuyện điển hình trên thị trường chứng khoán kể từ đầu năm nay.
Thanh khoản của Hòa Phát thiết lập kỷ lục mới với con số 81 triệu cổ phiếu được sang tay chỉ trong một phiên giao dịch. Đà bán tháo này cũng có sự đóng góp lớn từ khối ngoại khi khối này bán ròng hơn 35 triệu cổ phiếu HPG.
Cổ phiếu của vua thép đã giảm 11% chỉ trong 2 phiên và vốn hóa mất hơn 10,4 ngàn tỷ đồng.
Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh Hòa Phát vừa chứng kiến khoản lỗ gần 1,8 ngàn tỷ đồng trong quý 3 vừa qua. Trong suốt 15 năm, đây chỉ mới là quý lỗ thứ hai của tập đoàn này.
Hoà Phát cho biết lý do khiến họ gặp thua lỗ đến từ nhu cầu suy yếu ở cả trong và ngoài nước. Cùng với đó là giá than tăng gấp 3 lần, tỷ giá, lãi suất tăng mạnh trong khi tín dụng bị thắt chặt.
Hoà Phát đã sản xuất hơn 6 triệu tấn thép thô trong 9 tháng đầu năm ngang với mức cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép xây dựng, phôi thép và HRC tăng 3% so với 9 tháng năm 2021 khi đạt 5,7 triệu tấn.
Sau 9 tháng, thép xây dựng đạt 3,4 triệu tấn, tăng 20%, trong số đó là hơn 1 triệu tấn cho thị trường xuất khẩu, bằng cả năm ngoái.
Tương tự như Hoà Phát, cổ phiếu của Hoa Sen chốt phiên giảm hơn 70% thị giá từ mức đỉnh đầu năm, với giá 11.650 đồng/cp. Thanh khoản của cổ phiếu này cũng lớn với hơn 10,7 triệu cổ phiếu.
Nam Kim cũng chứng kiến cổ phiếu chịu chung số phận khi đang ở mức giá thấp kỷ lục. Cụ thể, cổ phiếu NKG đã giảm tới 70% giá trị tính từ đầu năm khi đang ở giá 12.900 đồng.
Theo đó các doanh nghiệp sản xuất thép đang bước vào giai đoạn kinh doanh giảm tốc sau hơn 1 năm thăng hoa. Sức ép đối với ngành sản xuất này hiện không chỉ do nhu cầu giảm đi trên toàn cầu mà còn do hệ quả của quá trình kiểm soát bất động sản kéo dài.
Như vậy, bức tranh kinh doanh của ngành thép và giá cổ phiếu khó có thể hồi phục trong ngắn hạn.