Thị trường chứng khoán hôm nay 1/11: Cổ phiếu Hòa Phát giao dịch kỷ lục, bluechips níu giữ sắc xanh cho VN-Index
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 28/10: VN-Index bất ngờ "quay xe", cổ phiếu Bất động sản và Ngân hàng bứt pháThị trường chứng khoán hôm nay 27/10: VN-Index tăng rực rỡ gần 35 điểm, chứng khoán tăng mạnh nhất 5 thángThị trường chứng khoán hôm nay 26/10: Dòng tiền lại đột ngột "mất hút", VN-Index vẫn dưới mốc 1.000 điểmVN-Index có thêm gần 6 điểm
Theo Tin nhanh chứng khoán, sau phiên sáng thiếu lực cầu và chỉ nhờ vào nhóm ngân hàng cũng một số bluechip tăng khá, giúp cho VN-Index kết phiên ở mức gần 1.035 điểm.
Dù vậy, áp lực bán có phần gia tăng trên bảng điện khiến số mã giảm tăng nhanh. Trong khi đó, sức ép của nhóm bluechips cũng dần thể hiện rõ với áp lực phân hóa mạnh hơn. Trong đó, đặc biệt là diễn biến tăng, giảm nhanh của một số cổ phiếu lớn như VIC, NVL, PDR, HPG đã khiến chỉ số VN-Index rung lắc mạnh, thậm chí có thời điểm về dưới tham chiếu khi các mã này giảm sâu và bật lên ở những phút cuối phiên.
Đóng cửa phiên giao dịch, sàn HoSE ghi nhận 274 mã tăng và 182 mã giảm, VN-Index tăng 5,81 điểm (+0,57%), lên 1.033,75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 614 triệu đơn vị, giá trị 10.738,7 tỷ đồng, giảm 7% về khối lượng và 6% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 38,1 triệu đơn vị với giá trị 915,6 tỷ đồng.
Chốt phiên, sàn HNX có 95 mã tăng và 69 mã giảm, HNX-Index tăng 1,93 điểm (+0,92%), lên 212,36 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 53,69 triệu đơn vị, giá trị 721,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận thêm hơn 4,17 triệu đơn vị, giá trị 264 tỷ đồng.
Tương tự, UpCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,26%), lên 76,49 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 18,3 triệu đơn vị, giá trị 264 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2,6 triệu đơn vị, giá trị 30,2 tỷ đồng.
Cổ phiếu quốc dân HPG giao dịch kỷ lục
Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục là tâm điểm của phiên giao dịch chứng khoán đầu tháng 11. Áp lực bán dữ dội vẫn xuất hiện xuyên suốt trong phần lớn thời gian, sau những thông tin tiêu cực về kết quả kinh doanh quý III/2022.
"Cổ phiếu quốc dân" tiếp tục chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư khi ghi nhận cả chiều mua và bán cao kỷ lục. Tổng giá trị giao dịch xác lập ở mức cao nhất 81,55 triệu cổ phiếu được sang tay (tương đương với 1.244 tỷ đồng), chiếm tới 15,4% tổng lượng giao dịch trên sàn HoSE.
Trong phần lớn thời gian, cổ phiếu HPG chìm trong sắc đỏ dưới áp lực bán tháo. Trong đó, khối ngoại vẫn rất quyết liệt "xả hàng" cổ phiếu ngành thép khi họ bán ròng kỷ lục hơn 34 triệu đơn vị (tương đương với giá trị -531 tỷ đồng).
Dù vậy, lực nâng đỡ vẫn rất tốt khi cổ phiếu này vẫn không thể chạm đến giá sàn. Kết phiên, thị giá của HPG giảm mạnh 4,2% về 15.000 đồng, mức thấp nhất 2 năm đồng thời là mã gây ra tác động xấu nhất lên chỉ số. Còn tính từ vùng đỉnh lịch sử hồi tháng 11 năm 2021 thì thị giá của HPG đã mất tới 2/3 giá trị.
Diễn biến tiêu cực xảy ra khi Hòa Phát vừa ghi nhận khoản lỗ gần 1,8 tỷ đồng trong quý 3/2022. Trong vòng 15 năm qua, đây mới chỉ là quý lỗ thứ 2 của "vua thép".
Hòa Phát cho biết, nguyên nhân thua lỗ đến từ nhu cầu ở cả trong và ngoài nước, đơn cử như giá than (nguyên vật liệu) cao gấp 3 lần so với bình thường, tín dụng bị thắt chặt, trong khi đó giá và lãi suất tăng mạnh.
Trở lại với thị trường chứng khoán trong nước, bên cạnh HPG thì còn nhiều cái tên trong nhóm vốn hóa lớn cũng ghi nhận diễn biến tiêu cực. Trong đó đáng kể như mã BID và EIB đi ngược nhóm ngân hàng khi giảm lần lượt 1,4% và 2,7%. Cổ phiếu MWG của Thế giới Di động rơi 2,9% hay GAS của PV Gas quay đầu giảm 1% về cuối phiên.
Bên cạnh đó, thị trường vẫn được nâng đỡ mạnh mẽ nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng, với đầu tàu là VCB của Vietcombank có thêm 2% đạt 75.000 đồng, qua đó trở thành mã có tác động tốt nhất lên chỉ số.
Cùng với đó, cổ phiếu OCB cũng kết phiên trong sắc tím của giá trần. Các mã ngân hàng khác như VPB, STB, TCB, TPB cũng có thời điểm tăng hết biên độ trước khi điều chỉnh nhẹ về cuối ngày, song vẫn đóng góp tích cực cho thị trường chung.
Một số mã vốn hóa lớn khác cũng bứt phá trong phiên hôm nay phải kể đến như VRE của Vincom Retail tăng 6,7% tiến lên sát giá trần đạt 26.250 đồng, VNM của Vinamilk tăng 2,2% ở mức 80.200 đồng hay MSN của Masan có thêm 1,2% giá trị đạt 86.500 đồng.
Nhà đầu tư tập trung chủ yếu ở cổ phiếu HPG và nhóm ngân hàng, do đó thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp nhất với tổng giá trị đạt mức 11.844 tỷ đồng, giảm gần 6% so với hôm qua.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng 763 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó họ bán ròng 765 tỷ đồng trên sàn HoSE. Trong đó, HPG dẫn đầu về giá trị bán ròng với 531 tỷ đồng. Kế tiếp là hai mã KBC và STB với giá trị lần lượt là 120 tỷ đồng và 45 tỷ đồng. Tương tự, dòng vốn ngoại cũng rút ròng tại SSI và GEX với giá trị lần lượt là 36 tỷ đồng và 31 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, giao dịch mua chủ yếu tập trung ở mã VHM với hơn 42 tỷ đồng. Nhà đầu tư ngoại còn mua ròng VRE (28 tỷ đồng), VCI (24 tỷ đồng).
Tại sàn HNX, khối ngoại bán ròng 841 triệu đồng. Trong đó, tập trung bán L14 với hơn 4,5 tỷ đồng. Ngoài ra, THD và DDG cũng bị rút ròng lần lượt gần 0,5 tỷ đồng và 0,4 tỷ đồng.
Tại UPCoM, dòng tiền khối ngoại mua ròng 3,57 tỷ đồng trong phiên hôm nay, tập trung mua ròng QNS (3,4 tỷ đồng), ACV (2 tỷ đồng), MCM (0,5 tỷ đồng)..
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều đóng cửa giảm với VN30F2211 đáo hạn gần nhất để mất 6 điểm, tương đương giảm 0,59% xuống 1.018 điểm, khớp lệnh hơn 472.000 đơn vị với khối lượng mở hơn 46.600 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, hai cổ phiếu cơ sở là HPG có khối lượng cao và đột biến. Trong đó, CHPG2211 khớp hơn 7,65 triệu đơn vị, giá giảm 12,5% xuống 70 đồng/cq và CHPG2225 khớp 3,76 triệu đơn vị, giá cũng giảm mạnh 12,9% xuống 740 đồng/cq.