meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ nhân dạy “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”: Hóa ra lý do lại đơn giản như thế

Thứ tư, 08/06/2022-22:06
Trong xã hội hiện đại, điều kiện y tế đã tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên thời cổ đại thì khác, y tế lạc hậu, bệnh tật khó chữa nên người xưa rất kiêng kỵ việc đi giày của người khác. Điều này hoàn toàn xuất phát từ ý thức bảo vệ an toàn của bản thân.

So với thời cổ đại, ngày nay khoa học và công nghệ đã phát triển nhanh như vũ bão, đời sống của mọi người cùng với nhiều khía cạnh trong xã hội cũng đã thay đổi chóng mặt. Chính vì thế, cuộc sống của con người cũng trở nên hiện đại và đủ đầy hơn.

Thế nhưng, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển, nhiều kinh nghiệm được người xưa ghi lại qua thực tiễn, trải nghiệm của bản thân đã trở thành bài học quý báu lưu truyền cho các thế hệ mai sau. 

Thực tế, trong ấn tượng của nhiều người, nông thôn luôn là nơi nghèo khó và lạc hậu. Tuy nhiên, từ xa xưa hầu hết người dân ở các nước đều sống chủ yếu phụ thuộc vào nền nông nghiệp. Nhiều quốc gia châu Á còn có nền nông nghiệp phát triển lớn mạnh vượt bậc. Những người dân sinh sống tại đây cũng có kinh nghiệm sống cùng trí tuệ vô cùng độc đáo, với nhiều trải nghiệm mà những người sống ở thành thị không thể có được. 


Điển hình như câu tục ngữ “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác” là câu nói khá quen thuộc ở vùng nông thôn. Ảnh minh họa
Điển hình như câu tục ngữ “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác” là câu nói khá quen thuộc ở vùng nông thôn. Ảnh minh họa

Có những lời răn dạy được đúc kết từ xa xưa nhưng đến nay - sau hàng nghìn năm ít nhiều vẫn giữ được giá trị nguyên vẹn. Điển hình như câu tục ngữ “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác” là câu nói khá quen thuộc ở vùng nông thôn. Câu nói này chứa đựng rất nhiều hàm ý được đúc kết trong cuộc sống mà không phải ai cũng hiểu được.

Tại sao nói “Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”?

Thực tế, câu nói này không chỉ hiểu đơn thuần theo nghĩa đen là: Tôi thà thử quan tài của người khác còn hơn đi giày của người ta. Tại sao người dân nông thôn xưa lại có điều kiêng kỵ như thế? Đối với người hiện đại ngày nay mà nói, chẳng phải quan tài còn đáng sợ hơn giày hay sao?

Trong xã hội hiện đại, khi một người nào đó trong gia đình qua đời, những người trong nhà thường chọn phương án hỏa táng và để tro cốt. Thế nhưng, phong tục chôn cất người đã mất đã in sâu vào văn hóa người dân ở nhiều nơi, ngày nay vẫn còn rất phổ biến. Nhiều gia đình theo truyền thống vẫn lựa chọn quan tài để chôn cất người đã khuất.

Ngay từ xa xưa, con người đã phát hiện ra nhiều người qua đời vì bệnh tật và mang virus nguy hiểm trên người. Do đó, người ta sẽ nghĩ đến việc dùng quan tài để “cách ly”, tránh phát tán nguồn bệnh ra ngoài. Có thể nói, chiếc quan tài có rất nhiều công dụng khác nhau; thông thường khi nhắc đến đồ vật này người ta sẽ liên tưởng đến những điều rùng rợn.


Đối với người xưa, quan tài chính là điểm đến cuối cùng của cuộc đời mỗi con người; dù giàu có hay nghèo hèn, dù tốt hay xấu thì cuối đời cũng phải dùng đến vật dụng này mà thôi. Ảnh minh họa
Đối với người xưa, quan tài chính là điểm đến cuối cùng của cuộc đời mỗi con người; dù giàu có hay nghèo hèn, dù tốt hay xấu thì cuối đời cũng phải dùng đến vật dụng này mà thôi. Ảnh minh họa

Tại các vùng quê ở Trung Quốc, câu nói “Thà thử quan tài còn hơn đi giày của người khác” cũng được lưu truyền rộng rãi. Thế nhưng câu nói này lại khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu. Nguyên nhân bởi, trong mắt họ giày dép là vật dụng quen thuộc trong cuộc sống và ai cũng sử dụng. Trong khi đó, quan tài là vật liên quan đến người chết, vì thế việc “thử quan tài” có phần quái dị, đáng sợ và không mấy tốt lành.  

Tuy nhiên, trong quan điểm của người xưa, quan tài có nghĩa là “thăng quan phát tài”, tức là điềm lành. Đặc biệt, nếu như bạn mơ thấy quan tài, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn sắp gặp may mắn. Đối với người xưa, quan tài chính là điểm đến cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Dù giàu có hay nghèo hèn, dù tốt hay xấu thì cuối đời cũng phải dùng đến vật dụng này mà thôi.

Có thể nói, quan tài trong cuộc sống của người xưa vô cùng quan trọng. Vậy, còn một điều thắc mắc nữa đó là, tại sao người xưa lại kiêng kỵ thử giày của người khác?

Khác với suy nghĩ của người hiện đại, theo quan niệm của cổ nhân, giày dép vốn dĩ là vật không sạch sẽ, đặc biệt giày của người khác mang lại càng không may mắn chút nào. Thực tế, kiêng kỵ này của người xưa xuất phát từ một cơ sở khoa học. Xưa kia, do điều kiện sống còn nhiều thiếu thốn nên mỗi người chỉ có một đôi giày đi hết ngày này qua tháng khác. Chưa kể, giày là vật dụng cá nhân, ôm sát vào chân. Một khi người đi giày bị nấm da chân thì virus trên giày của người khác sẽ lây sang cho mình. 


Khác với suy nghĩ của người hiện đại, theo quan niệm của cổ nhân, giày dép vốn dĩ là vật không sạch sẽ, đặc biệt giày của người khác mang lại càng không may mắn chút nào. Ảnh minh họa
Khác với suy nghĩ của người hiện đại, theo quan niệm của cổ nhân, giày dép vốn dĩ là vật không sạch sẽ, đặc biệt giày của người khác mang lại càng không may mắn chút nào. Ảnh minh họa

Ở thời hiện đại, bệnh truyền nhiễm thì đã có thuốc men chữa trị nhưng thời cổ đại thì khác. Thời xưa y tế lạc hậu, vì thế họ rất kiêng kỵ đi giày của người khác. Những điều kiêng kỵ này của họ đều xuất phát từ ý thức bảo vệ an toàn của bản thân.

Điều kiện sống không tốt nên người xưa rất cẩn trọng trong mọi việc. Cũng vì thế, họ đã đúc rút ra nhiều câu nói quý giá nhằm nhắc nhở, răn dạy các thế hệ sau. Dù cuộc sống hiện tại đã phát triển vượt bậc nhưng nếu suy ngẫm kỹ càng, chúng ta sẽ thấy trong những câu nói cổ xưa vẫn còn nhiều điều đáng để học hỏi, trí tuệ của người xưa vẫn rất uyên thâm.

Chính vì thế, quan niệm “Thà thử quan tài còn hơn đi giày của người khác” vốn là khái niệm cũ người mới ta, có thể điều xui xẻo với người này nhưng lại là may mắn của người khác. Trong cuộc sống, chúng ta đừng nên tuyệt đối hóa điều gì cả, đừng nên quá cứng nhắc khẳng định điều gì đó là phải thế này thế kia. Thay vào đó, hãy lạc quan nhận xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư phía Bắc hâm nóng bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận

2 ngày trước

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

2 ngày trước

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

2 ngày trước

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

2 ngày trước

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

2 ngày trước