Cổ nhân dạy: Làm người minh trí phải biết “thủ ngu, thủ tĩnh và thủ nhu”
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Người càng nghèo, có 3 cái càng “to””: 3 cái to ở đây là gì?Cổ nhân dạy “Đàn ông xem mũi, đàn bà xem miệng”: Tại sao nói như vậy?Cổ nhân dạy “Đàn ông 38 ắt phát tài, phụ nữ 38 dễ góa phụ”: Số 38 ở đây ám chỉ điều gì?Lão Tử được biết đến là một danh nhân thời Xuân Thu, tác giả của Đạo Đức Kinh đúc kết ra hàng loạt tinh hoa đạo đức lưu lại cho hậu thế. Tác phẩm của ông không chỉ ngắn gọn, súc tích mà còn đề cập đến những triết lý uyên bác, tinh thâm trong cuộc sống.
Lão Tử khuyên thế nhân cần phải biết tu thân dưỡng tính, không tranh giành, sống thuận theo tự nhiên. Trí tuệ cùng tư tưởng triết học của Lão Tử đều vô cùng thâm thúy, sâu xa và thoát tục.
Theo cách nhìn của Lão Tử, để đạt đến cảnh giới cao trong Đại Đạo thì con người cần phải tu dưỡng thân tâm, buông bỏ dục vọng. Nếu muốn trường sinh bất lão, khỏe mạnh an vui thì phải đạt đến trạng thái “vô vị” thanh tịnh. Vô vị ở đây không phải là phó mặc không hành động hay buông bỏ mọi thứ mà là thuận theo Đạo, thuận theo tự nhiên. Là người có trí tuệ cần phải biết đến tam thủ là “thủ ngu, thủ tĩnh và thủ nhu”.
Thủ ngu có nghĩa là gì?
Cổ nhân có câu: “Quân tử thịnh đức dung mạo như ngu”, nghĩa là người quân tử có đức hạnh đủ lớn nhưng dung mạo thì nhìn lại như một kẻ ngu si đần độn.
Triết học của Lão Tử vốn coi trọng sự khiêm tốn cùng với chủ trương “hòa quang đồng trần” (hòa ánh sáng lẫn với thế tục). Người có trí huệ thực sự phải là người biết ẩn giấu nó ở bên trong, không dễ dàng để người khác thấy được tài năng xuất chúng của mình.
Theo như tác phẩm “Sử Ký”, thời trẻ khi Khổng Tử đi bái kiến Lão Tử, Lão Tử đã nói một câu kinh điển rằng: “Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu”. Câu này ý nói, bậc cao nhân không khoa trương về bản sự của mình, không khoe khoang bản thân mình tài giỏi. Ví như, một thương nhân giỏi sẽ luôn giữ đầu óc thanh tỉnh, biết cất giữ hàng hóa cùng bí quyết kinh doanh của mình, không để cho những đạo tặc bên ngoài biết được.
Khoa trương bản thân hay khoe khoang tài sản của mình sẽ khiến kẻ xấu chú ý, rồi cũng sẽ rước họa vào thân. Một người quân tử có phẩm hạnh sẽ luôn nhìn thấu đạo lý, biết ẩn giấu bản sự của mình vào bên trong. Bề ngoại, họ sẽ tỏ ra như một người ngốc nghếch, khỏe khạo để tránh bị công kích và đố kỵ.
Lão Tử đã nói với với Khổng Tử rằng, vứt đi cái khí kiêu ngạo cùng tâm tham dục của bản thân mới có thể trở thành bậc thánh nhân chân chính. Điều này cũng giống như câu nói “Đại trí nhược ngu” - người thông minh thì như kẻ khờ khạo; hoặc “Hữu nhược vô, thực nhược hư” - có mà như không, thực mà như hư…
Thủ tĩnh có nghĩa là gì?
Lão Tử từng nói rằng “Thục năng trọc dĩ trừng? Tĩnh chi từ thanh”, có nghĩa là ai có thể làm nước đục trong trở lại ngoài cách tĩnh tại từ từ? Mỗi khi đối diện với việc lớn phải có tĩnh khí, giữ cho mình một phong thái ung dung tự tại.
Một ly nước dơ bẩn chỉ còn cách lắng đọng từ tử mới có thể dần trong sạch trở lại. Tâm con người cũng thế, nếu tâm không thể tĩnh mà quan sát mọi việc thì làm sao mà nhìn thấu được vạn sự trên đời?
Trong Đạo Đức Quân có viết “Tĩnh vi táo quân”, tức là “tĩnh” chính là chủ thể chỉ huy của vận động. Tĩnh có thể khắc phục tính khí nóng nảy và manh động của con người, giúp họ dần lấy lại sự tỉnh táo và lí trí vốn có của mình. Một người có tính khí trầm tĩnh cùng một người có tính khí ồn ào ở với nhau thì người tĩnh khí sẽ luôn chiếm thế thượng phong.
Tăng Quốc Phiên cũng nói: “Tâm tĩnh tắc thể sát tinh, khắc trị diệc tỉnh lực”, chỉ người có tâm tĩnh mới có thể suy xét vấn đề một cách kỹ càng, phát hiện ra sai sót và xử lý một cách gọn gàng, hiệu quả. Chỉ như thế mới có thể nâng cao hiệu quả công việc, giảm thiểu được tối đa thời gian và sức lực.
Thủ nhu có nghĩa là gì?
Làm người cần phải thủ nhu, chỉ có mềm mỏng mới có thể thắng cương cường. Tương truyền rằng, khi mừng thọ Lão Tử 80 tuổi có rất nhiều người đến chúc mừng, ai nấy đều hồ hởi hỏi về bí quyết trường sinh của ông.
Lão Tử không nói lời nào mà chỉ mở to miệng cho mọi người xem, mọi người đều không hiểu ngụ ý của ông là gì. Lúc này Lão Tử mới giải thích rằng: “Răng tuy cứng nhưng nay đã chẳng còn, mềm mỏng như lưỡi lại còn nguyên. Đây chính là đạo lý mềm mỏng thắng cương cường”.
Lão Tử ca ngợi và yêu quý nước, phụ nữ và trẻ em bởi ông thấy được sức mạnh của sự nhu mì, mềm mỏng. Mềm mỏng là đại trí huệ của sinh mệnh. Những thứ có sinh mệnh đều mang một thân thể mềm, đến khi chết rồi mới biến thành cứng. Có thể nói, mềm mỏng chính là đại sức mạnh. Trên đời này, không gì có mềm hơn nước nhưng cũng không có gì có thể mạnh hơn nước. Nước có thể khắc chế được những thứ cứng rắn nhất trên thế giới này, tuy mềm nhưng có thể bào mòn và xuyên qua đá.
Thực tế, những thứ mềm mỏng có thể dễ dàng uyển chuyển biến hóa, dễ dàng thích ứng với vạn sự vạn vật; còn những thứ cứng rắn lại khó có thể thay đổi.
Có thể thấy, cuộc sống vốn dĩ khá đơn giản, không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Vì thế, những bậc cao nhân hiểu biết thường chọn cho mình một cuộc sống trí huệ đơn giản nhất. Đây cũng là lý do họ luôn lưu lại ngàn đời những bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc.