meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ nhân dạy “Thà ở trong mộ cổ còn hơn miếu hoang”: Ẩn chứa trí tuệ cao nhiêu mấy ai hiểu được

Thứ tư, 08/06/2022-16:06
Thông thường vào thời xưa, mỗi khi ai đó có công việc phải đi đường dài, họ sẽ phải đối mặt với vấn đề phải ở lại qua đêm. Do không thể tính toán thời gian đi và đến một cách chính xác, thế nên đi bộ là cách thức di chuyển chính. Vì thế, dù đi đến đâu, nghỉ lại qua đêm là điều mà họ chắc chắn phải đối mặt. 

Từ xưa đến nay, những câu ca dao tục ngữ luôn là món ăn tinh thần được người xưa truyền lại cho thế hệ mai sau. Đây đều là những kinh nghiệm được cổ nhân đúc kết lại qua đời sống hàng ngày, thế nên nó ẩn chứa nhiều bài học, triết lý và phản ánh mọi mặt, mọi khía cạnh trong đời sống.

Những câu nói của cổ nhân vừa ngắn gọn, súc tích, mộc mạc, dễ nhớ và dễ hiểu. Trong số những câu thành ngữ tục ngữ của người xưa, có rất nhiều câu nói chứa đựng những bài học sâu sắc. Trong số những câu nói này, có một câu nổi tiếng dành cho những người hay xê dịch nhiều, đó là: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”. 

Đây là một trong những câu tục ngữ đã ra đời từ rất lâu. Câu nói này như một lời nhắc nhở về bí quyết để sinh tồn khi có việc cần đi xa và ở lại qua đêm. Ắt hẳn, nhiều người sẽ cảm thấy thắc mắc rằng lời dạy này có vẻ hơi ngược đời. Vậy, rốt cuộc câu nói này là gì, tại sao người xưa nói như thế, liệu người xưa có nhầm lẫn gì ở đây hay không?


Những câu ca dao tục ngữ đều là những kinh nghiệm được cổ nhân đúc kết lại qua đời sống hàng ngày, thế nên nó ẩn chứa nhiều bài học, triết lý và phản ánh mọi mặt, mọi khía cạnh trong đời sống. Ảnh minh họa
Những câu ca dao tục ngữ đều là những kinh nghiệm được cổ nhân đúc kết lại qua đời sống hàng ngày, thế nên nó ẩn chứa nhiều bài học, triết lý và phản ánh mọi mặt, mọi khía cạnh trong đời sống. Ảnh minh họa

Thực tế, vào thời cổ đại, hệ thống thi cử của triều đình thường chỉ được tổ chức ở một điểm cố định. Chính vì thế, các thí sinh từ các nơi phải tự mình di chuyển và tìm đường đến nơi để dự thi. Thời xưa, điều kiện di chuyển còn nhiều hạn chế nên người xưa thường phải mất một tháng hoặc nửa tháng mới có thể đến nơi. 

Thế nhưng, hầu hết họ đều là những học giả nghèo, không có tiền nên ban đêm, những người này không có tiền thuê phòng trọ, phải tá túc dọc đường. Chưa kể, không phải lúc nào trên đường đi cũng có người ở, thế nên không phải lúc nào họ cũng có thể nhờ tá túc được trong một gia đình tốt bụng nào đó.  

Do đó, nếu như người đi đường không còn nơi nào để ở thì họ chỉ còn 2 lựa chọn, một là mộ cổ, hai là miếu hoang. Đây chính là 2 địa điểm phổ biến nhất thời xưa. Tuy nhiên, thay vì nghỉ ngơi trong ngôi miếu hoang, người xưa sẽ chọn ngôi mộ cổ. Vì vậy, người xưa mới có câu rằng: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn miếu hoang”.

Để mổ xẻ ý nghĩa của câu nói này, đó là khi ai đó ở lại qua đêm, tốt nhất nên chọn nơi nghĩa địa hoang vu còn hơn là trong chùa, trong miếu. Thoạt nghe thì câu nói này có vẻ hơi khó hiểu. Nguyên nhân bởi, miếu hoang đổ nát nhưng ít ra còn có tường, có mái che chắn để ngăn mưa chắn gió, trong khi những ngôi mộ hoang vu heo hút lại đầy rẫy gió cát và cái lạnh.


Để mổ xẻ ý nghĩa của câu nói này, đó là khi ai đó ở lại qua đêm, tốt nhất nên chọn nơi nghĩa địa hoang vu còn hơn là trong chùa, trong miếu. Ảnh minh họa
Để mổ xẻ ý nghĩa của câu nói này, đó là khi ai đó ở lại qua đêm, tốt nhất nên chọn nơi nghĩa địa hoang vu còn hơn là trong chùa, trong miếu. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, các ngôi đền nói chung đều có các vị thần được thờ cúng, ngay cả khi không nhận được nhiều ánh sáng nhưng có thể khẳng định so với mộ cổ thì đền chùa vẫn là nơi cư trú lý tưởng. Ngược lại, nếu ở một mình ở trong mộ cổ tối tăm sẽ vô cùng u ám, lạnh lẽo và khiến nhiều người sợ hãi. Trong mọi trường hợp, mọi người cho rằng ở tạm trong miếu hoang sẽ tốt hơn trong chùa. Tuy nhiên, điều này thực sự không phải như vậy.

Vậy, ý nghĩa thực sự của “Thà ở trong mộ cổ còn hơn miếu hoang” là gì?

Thực tế, có một số lý do để lý giải cho câu nói “Thà ở trong mộ cổ còn hơn miếu hoang”. Trong đó, phải kể đến những quan niệm về đời sống tín ngưỡng của người xưa. Tuy nhiên, đáng chú ý hơn cả phải kể đến lý giải dưới đây.

Theo người xưa, những kẻ trộm cướp thường vào trong miếu hoang, đền chùa bỏ hoang vào ban đêm để tìm kiếm thức ăn. Thậm chí, những kẻ này còn sẵn sàng tấn công người qua đường để cướp tài sản. Chính vì thế, nếu ở lại trong miếu hoang có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. 


Thông thường, các khu mộ thường được coi là một nơi rất u ám, đặc biệt là đối với những người thường xuyên làm việc xấu thì trong lòng tự sự hãi mà không dám đến gần. Ảnh minh họa
Thông thường, các khu mộ thường được coi là một nơi rất u ám, đặc biệt là đối với những người thường xuyên làm việc xấu thì trong lòng tự sự hãi mà không dám đến gần. Ảnh minh họa

Thời xưa, cuộc sống vốn khó khăn đói kém nên kẻ trộm và thổ phỉ cũng rất nhiều. Nếu không cẩn thận khi đi đường, mọi người sẽ có thể gặp trộm cướp, mất hết tài sản. Tuy nhiên, các khu mộ thì khác. Thông thường, các khu mộ thường được coi là một nơi rất u ám, đặc biệt là đối với những người thường xuyên làm việc xấu thì trong lòng tự sự hãi mà không dám đến gần.

Chính vì thế, những ngôi mộ cổ nghe qua có vẻ đáng sợ, lạnh lẽo nhưng vì thế lại là nơi an toàn hơn cho người qua đường sa cơ lỡ bước chưa tìm đường nơi nghỉ ngơi nếu như so sánh với miếu hoang.

Có thể nói, câu nói “Thà ở trong mộ cổ còn hơn miếu hoang” xuất phát từ quan niệm của người xưa cũng như thực tế cuộc sống lúc bấy giờ, đúc kết thành lời răn dạy để truyền lại cho các thế hệ mai sau. 

Trong cuộc sống hiện đại, dù các điều kiện trong cuộc sống đã đổi khác và tốt hơn rất nhiều so với trước nhưng vẫn có những điều mà người xưa để lại chúng ta phải thừa nhận rằng trí tuệ của cổ nhân thật đáng nể, đáng để tham khảo. Câu nói “Thà ở trong mộ cổ còn hơn miếu hoang” vẫn là một trong những câu được nhiều người ghi nhớ cho đến tận ngày nay. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước