meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyển hướng sống khỏe, bất động sản xanh lên ngôi

Thứ sáu, 01/07/2022-07:07
Với mức sống ngày một cao, người dân ngày một chú trọng hơn đến chất lượng không gian sống. Nhà đầu tư sẵn sàng đi xa hơn và bỏ nhiều tiền hơn để sở hữu một nơi ở đáp ứng nhu cầu: trong lành, thoáng đãng.

Thành công của Singapore

Với kinh nghiệm 10 năm làm môi giới bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết thị hiếu của người mua nhà thời gian gần đây đã thay đổi so với những năm trước. Thế hệ nhà đầu tư trẻ, với phong cách hiện đại, suy nghĩ thoáng đã có những yêu cầu rất khác so với thế hệ trước. 

“Họ không ngại đi xa, sẵn sàng đầu tư số tiền lớn. Với họ, bất động sản không chỉ đơn giản là một tài sản, một của để dành cho con cháu mà còn là nơi thể hiện đẳng cấp, thể hiện gu cá nhân. Vì thế họ đề cao chất lượng sống, muốn nhà là nơi giúp họ tái tạo năng lượng. Chính vì thế, xu hướng bất động sản xanh trở thành trào lưu. Những căn hộ có không gian xanh có ưu thế nổi trội so với những căn hộ thông thường", ông Cường cho biết. 

Chính vì nhu cầu bất động sản xanh ngày càng cao, đi kèm với nguồn cung hạn chế, nên những dự án chú trọng vào không gian xanh, có công viên, hồ nước công cộng luôn cháy hàng, số lượng bán luôn vượt trội.

Trên thực tế, để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh, Việt Nam cần có sự tham gia và thay đổi tích cực của các doanh nghiệp bất động sản. Theo số liệu công bố  gần đây, lĩnh vực xây dựng, bất động sản là nguyên nhân phát thải của gần 40% lượng khí thải CO2 trên toàn cầu và chiếm khoảng 36% tổng mức tiêu thụ năng lượng so với một số lĩnh vực khác. 


Cư dân hiện đại muốn sở hữu bất động sản xanh không chỉ vì những không gian xanh từ thiên nhiên bên ngoài, mà còn từ các tiện ích chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần bên trong. 
Cư dân hiện đại muốn sở hữu bất động sản xanh không chỉ vì những không gian xanh từ thiên nhiên bên ngoài, mà còn từ các tiện ích chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần bên trong. 

Đón đầu xu hướng, các doanh nghiệp bất động sản trong quá trình xây dựng các công trình, tòa nhà mới đều hướng tới việc đáp ứng đầy đủ điều kiện nhận chứng chỉ xanh hoặc ESG, bao gồm cả các dự án khu công nghiệp để tăng tính cạnh tranh. Như vậy, người sở hữu bất động sản xanh còn góp phần bảo vệ môi trường. 

Có thể nói, cư dân hiện đại muốn sở hữu bất động sản xanh không chỉ vì những không gian xanh từ thiên nhiên bên ngoài, mà còn từ các tiện ích chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần bên trong. 

Singapore cũng là quốc gia đi đầu trong nhóm các nước phát triển mạnh mẽ bất động sản xanh. Từ lâu, người Singapore đã có ý thức mạnh mẽ về vai trò của không gian xanh trong đô thị và đến nay, họ vẫn đang xây dựng danh tiếng của mình theo định hướng là Thành phố Thiên nhiên. Cách đây 15 năm, chính phủ Singapore đã đưa ra tiêu chí công trình xanh. Họ chấm điểm cho các dự án xây dựng có thiết kế môi trường tinh tế, hiệu quả và tiêu chuẩn cao, đem đến chất lượng sống tốt cho người dân. 

Singapore đã thành công trong việc kết hợp cây xanh vào không gian sống dưới mọi hình thức, như mái nhà xanh, vườn thẳng đứng xếp tầng hay những bức tường xanh tươi. Tất cả nhằm tạo ra một thành phố và một quốc gia đa dạng sinh học hơn. Cách tiếp cận này đến nay không chỉ đem đến một bộ mặt mới cho quốc đảo Sư tử mà còn giải quyết vấn đề nắng nóng, hỗ trợ quản lý nước bền vững. 

Một công trình xanh đáng chú ý ở Singapore là Ventus Naturalized Garden (tạm dịch: Vườn thiên nhiên Ventus) tại Đại học Quốc gia Singapore. Các kiến trúc sư cho phép các loại cây tự phát mọc tự nhiên trên bãi cỏ với những can thiệp tối thiểu trong thiết kế. Họ khiến cho một mảnh đất nhỏ chứa nhiều loại thực vật và trở thành một phần mạng lưới sinh thái của thành phố.

Tương lai cho cư dân hiện đại

Ông Damian Tang, giám đốc thiết kế của Hội đồng Công viên Quốc gia Singapore cho biết: "Chúng tôi có 5 chiến lược chính để biến Singapore thành Thành phố Thiên nhiên. Đó là: bảo tồn và mở rộng thiên nhiên vốn có; phục hồi thiên nhiên ở cảnh quan đô thị; tăng cường kết nối giữa các không gian xanh; tăng diện tích thiên nhiên trong các khu vườn và công viên; đồng thời phát triển dịch vụ chăm sóc thú y, quản lý động vật và động vật hoang dã hoàn hảo".

Tại Việt Nam, hiện tượng bê tông hóa, nhà cao tầng, phương tiện giao thông đang ngày càng dày đặc, nhất là tại các quận trung tâm của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Chỉ số chất lượng không khí AQI trung bình tại TP HCM có khi lên đến 177, mức nguy hại cho sức khỏe. Mảng xanh ngày càng ít với cư dân sinh sống nơi đây.

Trên thực tế, với quỹ đất eo hẹp, mật độ dân số cao, đặc biệt là các quận trung tâm, rất ít chủ đầu tư sẵn sàng hy sinh quỹ đất tại trung tâm để đầu tư vào không gian hay các tiện ích nhằm mang lại môi trường sống xanh cho cư dân.

Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, các mục tiêu được đặt ra là chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, năng lượng; phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) khẳng định thị trường bất động sản sau năm 2022 đến 2030 được dự báo vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, các nguồn vốn cho thị trường tiếp tục tăng trưởng ổn định. Trong đó, phân khúc bất động sản nhà ở sẽ tiếp tục phát triển. Đặc biệt, mô hình dự án bất động sản xanh, bất động sản sinh thái ở các khu vực ngoại ô thành phố sẽ được quan tâm nhiều do vừa đáp ứng nhu cầu môi trường sống trong lành, vừa đáp ứng xu hướng đầu tư căn nhà thứ hai của người dân đô thị.

Trao đổi với báo chí, GS Đặng Hùng Võ khẳng định, xu hướng tìm đến bất động sản xanh là tất yếu. Ông cho rằng nên thay đổi khái niệm về chỗ ở, tức là có đầy đủ tiện nghi của cuộc sống, cả bên trong và bên ngoài nhà ở. 


GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường.
GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường.

“Đây là xu hướng chung mà các nước châu Âu, Bắc Mỹ đã thực hiện từ lâu. Ngân hàng thế giới cũng từng có ít nhất khoảng 4-5 dự án về nâng cấp đô thị theo định hướng xanh hay đô thị thông minh… Nếu trước đây chúng ta chỉ lo đủ ăn và đủ mặc, rồi đến nay đạt được ăn ngon, mặc đẹp, thì tương lai các gia đình trẻ sẽ cần những điều kiện sống vượt trên cao hơn ăn và mặc, đó là không gian sống gắn liền với thiên nhiên hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt là con trẻ và người già. Ở đó, con trẻ có không gian tiếp xúc với thiên nhiên và cảnh vật để phát triển tư duy và thể chất, cải thiện sự tập trung và tính kỷ luật. Còn người già có không gian thể dục và thư giãn mới tái tạo được năng lượng, gia tăng sức khỏe và tuổi thọ”, GS Đặng Hùng Võ nhận định.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

13 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

13 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

13 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

13 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước