Bất động sản xanh- xu hướng bất động sản mới được các nhà đầu tư săn đón
Bất động sản xanh trở thành xu hướng mới khi nhiều quốc gia phát triển mô hình kinh tế xanh. Các chuyên gia nhận định, bất động sản xanh có nhiều dư địa cho nhà đầu tư sinh lời.
Bất động sản xanh “trong nguy có cơ”
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động không nhỏ tới đời sống của người dân trên toàn thế giới. Nhu cầu sống tại những nơi không tập trung quá đông dân cư được nhiều người lựa chọn. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Khiến nhiều người sẵn sàng tìm đến những bất động sản xanh để sinh sống.
Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, chỉ tính riêng trong năm 2021. Ngành xây dựng và bất động sản có mức tiêu thụ năng lượng là 36%. Tổng lượng khí CO2 thải ra môi trường là 37%. Khi nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng nâng cao. Thì những yếu tố xanh khi đầu tư vào bất động sản cũng được chú trọng.
Tại hội nghị COP26, 197 quốc gia đã đồng ý với thỏa thuận khí hậu mới mang tên "Thỏa thuận Glasgow”. Ưu tiên hàng đầu của thế giới là hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là mục tiêu đã được đề ra trong Thỏa thuận Paris 2015 về chống biến đổi khí hậu. Vượt qua ngưỡng này, theo cảnh báo của các nhà khoa học, sẽ gây ra các thiên tai. Nguy cơ về các đợt nóng chết người, các cơn bão hung tợn, khô hạn, phá vỡ hệ sinh thái. Trong nhiều năm qua nhiệt độ Trái đất hiện đã tăng thêm 1,1 độ C.
Mục tiêu này đòi hỏi phải cắt giảm lớn lượng khí thải CO2 một cách nhanh chóng và bền vững hơn trong tương lai. Bao gồm giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010. Về 0 vào khoảng giữa thế kỷ 21 này, cũng như giảm sâu phát thải các khí nhà kính khác.
Như vậy, xu hướng xanh được coi là mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới. Theo dự đoán của Savills, với cam kết tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) các nhà phát triển bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi họ phải quyết định giữa việc đập đi xây lại nhưng phải phù hợp với tiêu chuẩn.
Còn đối với các khách hàng ngày càng kỹ tính hơn. Do đó khi lựa chọn “xuống tiền” mua một bất động sản xanh sẽ cân nhắc tới nhiều yếu tố hơn. Trong đó những yếu tố phụ trước đây đã trở thành các yếu tố chính. Cụ thể là môi trường sống gồm công viên, hồ sinh thái,...theo tiêu chí xanh, thông minh, bền vững.
Ông Neil MacGregor - Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho biết: “Việc phát triển bất động sản bền vững có thể mang đến những thách thức nhất định, nhưng cũng là cơ hội tốt cho việc gia tăng lợi nhuận đầu tư thị trường bất động sản. Cân bằng chi phí đầu tư và cách thức đo lường năng lượng tiêu thụ sẽ là hai vấn đề các nhà đầu tư quan tâm. Một số khác không có nhu cầu đầu tư mới hoặc cải tạo bất động sản sẽ tập trung vào việc mua lại những dự án đã đạt được một số tiêu chuẩn bền vững nhất định”.
Mở ra nhiều cơ hội lợi nhuận
Theo một nghiên cứu tại các tòa nhà văn phòng tại châu Âu, bất động sản xanh có tỷ lệ thuê nhà cao. Cụ thể, công suất cho thuê tỉ lệ thuận với mỗi 5% tiêu chuẩn xanh được tăng lên. Yếu tố xanh có tác động tích cực tới mức độ hài lòng, sức khỏe và năng suất làm việc của nhân viên tại các tòa nhà này.
Khi xây dựng bất động sản xanh, các nhà đầu tư nên đặt các yếu tố về môi trường và xã hội lên hàng đầu. Dù vấn đề lợi nhuận được coi là yếu tố sống còn của một dự án. Bất động sản xanh tạo ra sự chênh lệch lớn về chi phí. Bởi các yếu tố như chi phí tiêu hao năng lượng thấp hơn khiến người thuê chịu giá cao hơn. Chi phí xử lý khí thải Các-bon để đạt tiêu chuẩn xanh cao hơn. Nhưng bù lại thì mang tới giá trị thương hiệu tốt cho sản phẩm bất động sản.
Tại Việt Nam, xu hướng bất động sản xanh đang được mở rộng. Bởi các chính sách mới của Chính phủ ban hành. Nguồn cung cho thị trường của các chủ đầu tư tăng liên tục. Theo Quy định mới của Bộ Tài chính năm 2020. Yêu cầu trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phải công bố đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESG). Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản bắt buộc phải phát triển sản phẩm theo hướng bền vững.
Theo báo cáo của IFC tính đến quý 3 năm nay, tại Việt Nam có 201 dự án bất động sản đạt chứng chỉ xanh. Các chứng chỉ này gồm LEED cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC). EDGE cấp bởi tổ chức IFC. Lotus cấp bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC).
Có thể thấy bất động sản xanh đang mang trong mình thế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Không chỉ ở trên thế giới mà còn ở tại thị trường Việt Nam. Khi ngày càng có nhiều dự án bất động sản quan tâm đến yếu tố "xanh". Trong tương lai, đây có thể trở thành yếu tố tiên quyết khiến người mua mua các bất động sản.
Dư địa mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư vào bất động sản xanh là rất lớn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần có những chiến lược dài hạn khi “xuống tiền” vào loại hình mới này. Cần xác định mục tiêu cụ thể khi đầu tư. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù theo các chuyên giá, bất động sản sẽ là nơi trú ẩn an toàn của dòng tiền. Thời điểm này có thể là cơ hội sinh lời, nhưng cũng không nên vì đó mà "tát nước theo mưa". Điều đó sẽ tạo nên các đợt tăng giá ảo cho bất động sản xanh. Có thể khiến nhiều nhà đầu tư mất cả vốn lẫn lãi. Điều quan trọng bây giờ là theo dõi biến động của thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản xanh nói riêng. Không nóng vội, tránh "tiền mất tật mang".