meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường nào đang dẫn đầu châu Á về lĩnh vực “bất động sản xanh”?

Thứ năm, 30/06/2022-23:06
Nhờ những nỗ lực thu hút nguồn vốn lớn để hỗ trợ cũng như phát triển các dự án đô thị thân thiện với môi trường nên Singapore và Hồng Kông là hai thành phố đang dẫn đầu châu Á trên lĩnh vực “bất động sản xanh”.

Theo KTSG Online, thông cáo của hãng tư vấn bất động sản Knight Frank cho thấy, Singapore đang dẫn đầu về chỉ số bền vững tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bảng xếp hạng này đánh giá trên các yếu tố như công trình xanh; Ý chí của chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh đô thị hóa bền vững; Thị trường tài sản xanh.

Bên cạnh đó, Hồng Kông và Tâm Quyến là những thành phố châu Á cũng có vị trí khá cao trên bảng xếp hạng này, chỉ đứng sau trung tâm đô thị Sydney của Úc và Wellington của New Zealand, ngoài ra Tokyo lọt vào top 10.

Christine Li - Lãnh đạo đầu bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Knight Frank cho biết: “Singapore nổi bật nhờ chương trình chứng nhận công trình xanh toàn diện và một kế hoạch đầy tham vọng để trở thành môi trường xây dựng có mức thải carbon thấp”. Singapore thực hiện kế hoạch “80-80-80 vào năm 2030” là: 80% các dự án mới phải tiết kiệm năng lượng, đáp ứng tiêu chí về tính bền vững với môi trường, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng từ 65% lên 80%.

Theo đuổi tăng trưởng xanh: Xu hướng tất yếu của bất động sản

Lĩnh vực xây dựng và bất động sản là nguyên nhân phát thải của gần 40% lượng khí thải CO2 trên toàn cầu và chiếm khoảng 36% tổng mức tiêu thụ năng lượng so với các lĩnh vực khác. Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam đòi hỏi sự tham gia tích cực và những thay đổi tích cực của các doanh nghiệp bất động sản. 

Bất động sản công nghiệp xanh khẳng định vị thế dẫn đầu xu hướng trong tương lai

Đầu năm 2022, tập đoàn sản xuất đồ chơi trẻ em LEGO nổi tiếng ( Đan Mạch) đã chính thức hiện diện tại Việt Nam cùng với dự án triển khai xây dựng nhà máy sản xuất với tổng số vốn đầu tư ước tính đạt 1,06 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương. Thương vụ này sẽ là dấu son chói lọi trong việc thu hút vốn đầu tư “sạch” vào thị trường Việt Nam và hơn hết là khẳng định xu hướng phát triển bền vững, hay bất động sản công nghiệp xanh, đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Xu hướng tăng trưởng xanh thay đổi tích cực của các doanh nghiệp bất động sản

Lĩnh vực xây dựng và bất động sản là nguyên nhân phát thải của gần 40% lượng khí thải CO2 trên toàn cầu và chiếm khoảng 36% tổng mức tiêu thụ năng lượng so với các lĩnh vực khác. Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam đòi hỏi sự tham gia tích cực và những thay đổi tích cực của các doanh nghiệp bất động sản.

Singapore đang huy động dòng vốn xanh vào lĩnh vực bất động sản
Singapore đang huy động dòng vốn xanh vào lĩnh vực bất động sản

Năm 2021, doanh nghiệp BĐS là City Developments và MCL Land đảm bảo các khoản vay xanh lên đến 847 triệu đô la Singapore (610 triệu đô la) để cấp vốn cho 2 dự án liên doanh tại Singapore bao gồm: Dự án chung cư với khoảng 630 căn hộ được trang bị pin mặt trời, cung cấp 30% điện năng cho các khu vực công cộng. Dự án này được cấp vốn 418 triệu đô la Singapore thông qua khoản vay xanh của ngân hàng UOB của Singapore.

Dự án thứ 2 là khu phức hợp khoảng 400 căn hộ liên kết với không gian thương mại cùng các tính năng xanh như phụ kiện tiết kiệm năng lượng, hệ thống vận chuyển chất thải khí nén. Dự án này sử dụng khoản vay xanh 429 triệu đô la Singapore từ ngân hàng lớn nhất ASEAN là DBS Group Holdings.

Tại Hồng Kông, chi nhánh của DBS đã cung cấp vốn cho 8 dự án phát triển xanh đã đáp ứng đủ điều kiện dưới sự vận hành của một trong những đơn vị phát triển BĐS nổi tiếng nhất thành phố này là Henderson Land. Nguồn vốn vay trị giá 1 tỷ đô la Hồng Kông (130 triệu đô la Mỹ) trong vòng 3 năm.

Knight Frank nhấn mạnh, các thành phố đang có thứ hạng cao trong danh sách đều mang đặc điểm là lượng khí thải carbon tính theo đầu người thấp, nhiều khoảng không gian xanh, áp lực đô thị hóa thấp. Đơn vị này cảnh báo thêm về tình trạng các thành phố sẽ dễ bị “tổn thương” vì điều kiện khí hậu khá cực đoan.

Nhiều khu vực đã quan tâm hơn về tác động của khí hậu, Nhiều người thuê nhà sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những dự án có tính năng xanh, nhu cầu về các dự án này ngày càng tăng cao. Trong khi đó, chủ đầu tư đưa ra mức phí bảo hiểm 10% cho các bất động sản được xếp hạng bền vững. 

Knight Frank kỳ vọng rằng, các đơn vị phát triển bất động sản sẽ đẩy mạnh thực hiện những dự án bền vững để đón đầu xu hướng BĐS xanh. “Để khuyến khích các nhà phát triển BĐS hướng đến tính bền vững thì các chính phủ khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra nhiều giải thưởng, chứng nhận xanh khác nhau để vinh danh các dự án đạt tiêu chí. Những giải thưởng sẽ là động lực và tạo sự khác biệt với các tòa nhà khác trên thị trường. Hơn nữa, cũng giúp doanh nghiệp củng cố hình ảnh tích cực và nâng cao lợi nhuận trên cả tỷ lệ cho thuê và giá trị sản phẩm của dự án” - Christine Li nói.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước