meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ nhà chật vật cho thuê mặt bằng trên phố lớn

Thứ ba, 19/07/2022-16:07
Vì còn những dư địa của đại dịch Covid - 19 cùng sự biến động liên tục trên thị trường bất động sản đã khiến phân khúc nhà phố cho thuê gặp nhiều khó khăn. Cơ số mặt bằng có vị trí đẹp tại quận trung tâm thành phố đến nay vẫn bị bỏ trống dù nhịp sống của người dân đã hoàn toàn bình thường. 

Mặt bằng bị bỏ trống hàng loạt

Một căn nhà có địa chỉ 144-146 Hai Bà Trưng (TP. Hồ Chí Minh) có mặt bằng rộng 800m2 đang được rao cho thuê với giá 420 triệu đồng/tháng. Với vị trí đặc địa nằm ngay ngã tư Hai Bà Trưng - Nguyễn Đình Chiểu cùng với kiến trúc trang nhã và diện tích lớn luôn thu hút ánh nhìn của người đi qua.

Tuy nhiên, đã vài tháng nay, mặt bằng này vẫn còn bỏ trống với những biển bảng, giấy quảng cáo cho thuê chi chít bên ngoài. Môi giới của mặt bằng này cho biết, nơi này trước kia đã có một công ty kinh doanh thời trang thuê với giá 550 triệu đồng/tháng. Hiện vì vắng khách nên chủ mặt bằng đang tiến hành xin giấy phép xây dựng thi công công trình mới trên lô đất. Bên cạnh việc hạ giá, các chủ nhà còn phải tìm nhiều khách để kiếm khách thuê, chấp nhận chia nhỏ mặt bằng để giảm giá thuê xuống.

Các ông lớn đổ bộ vào Việt Nam, mặt bằng bán lẻ liền “nóng” trở lại, giá thuê âm thầm tăng cao

Tham vọng thâu tóm thị trường của các “đại gia”, cùng sự gia nhập của một loạt thương hiệu quốc tế nổi tiếng đã phả hơi nóng vào thị trường mặt bằng bán lẻ của Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, đây là một thời điểm vô cùng thích hợp để các công ty, doanh nghiệp “xuống tiền” thuê mới trước những cơn “bão giá” đang chuẩn bị đổ bộ.

Thị trường bán lẻ hai miền Nam - Bắc nhộn nhịp với loạt thương hiệu mới

Tuy trong nửa năm qua, các nhà bán lẻ vẫn bị cản trở bởi những biến động trên thị trường, nhất là việc giá hàng hóa tăng cao. Tuy nhiên, hiện tại khách hàng đã quay lại mua sắm nhộn nhịp như giai đoạn trước dịch, đồng thời giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm các thành phố lớn cũng tăng lên mức mới.

Kinh tế hồi phục, nhu cầu về mặt bằng cho thuê liên tục tăng cao, nhưng nguồn cung chỉ “nhỏ giọt”

Từ thời điểm đầu quý II/2022 cho đến nay, hầu hết các sản phẩm bất động sản thuộc phân khúc cho thuê như văn phòng, mặt bằng thương mại, nhà ở... đều ghi nhận dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ nhưng nguồn cung các sản phẩm thì lại đang chững lại.

Nhiều mặt bằng có vị trí đắc địa bị bỏ trống nhiều tháng
Nhiều mặt bằng có vị trí đắc địa bị bỏ trống nhiều tháng

Một tòa nhà cao tầng số 211 Nguyễn Thái Học (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) sau nhiều tháng bỏ không, nay đã có khách thuê tầng 1 với giá 200 triệu đồng/tháng. Hiện, mặt bằng bằng này vẫn còn trống tầng 2, tầng 3 với giá thuê 160 triệu đồng/tháng. Môi giới cho biết, để có thể sử dụng cả 3 tầng thì khách chỉ cần bỏ ra số tiền 350 triệu đồng/tháng, trong khi mức giá này vào 3 tháng trước là 570 triệu đồng/tháng. Không chỉ bị mất doanh thu mà khi mặt bằng để quá lâu không được chăm sóc thì nó sẽ bị ăn mòn, xuống cấp làm mất giá trị bất động sản.

Nằm tại vị trí 141 đường Hai Bà Trưng (quận 3, TP. HCM), tòa nhà này cao 4 tầng đang rao tin cho thuê với giá 500 triệu đồng/tháng cho 2 tầng dưới và 400 triệu đồng/tháng cho tầng 3. Nếu khách có nhu cầu thuê cả tòa nhà thì chỉ cần trả 1,4 tỷ đồng/tháng. Sở hữu 2 mặt tiền rộng thoáng, nằm ngay gần hồ Con Rùa là nơi tập trung nhiều cửa hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, sau đại dịch tới nay, tòa nhà này vẫn chưa tìm được khách thuê. Những mảnh giấy, băng rôn quảng cáo dán chi chít mặt ngoài tòa nhà nhiều tháng nay vẫn chưa có người dọn dẹp.


Chủ nhà sẵn sàng chia nhỏ diện tích theo nhu cầu của khách
Chủ nhà sẵn sàng chia nhỏ diện tích theo nhu cầu của khách

Vị môi giới tại đây cho hay, tuy đã bỏ trống nhiều tháng nay nhưng những tòa nhà như thế này vẫn đang chào thuê cao ngất ngưởng. Cũng vì chủ tòa nhà đã khá giả nên chỉ tìm đối tác thuê là những người mạnh về tài chính, công ty hoặc tập đoàn lớn.

Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều mặt bằng kinh doanh trên các tuyến phố lớn thuộc trung tâm TP. Hồ Chí Minh như Đồng Khởi, Nguyễn Trãi, Ngô Đức Kế,... cũng đang được môi giới tích cực đăng tin bài cho thuê trên các sàn giao dịch bất động sản online.

Nhu cầu thuê chưa phục hồi

Anh Tâm (trú tại quận Tân Bình, TP. HCM) - Một môi giới mặt bằng nhà phố cho thuê lâu năm, cho biết kể từ khi Nhà nước kiểm soát được Covid - 19, hoạt động thương mại bắt đầu nhộn nhịp thì lượng khách thuê mặt bằng vùng trung tâm lại sụt giảm. Họ có xu hướng tìm kiếm những mặt bằng có vị trí xa hơn như quận 2, quận 9, quận 7,... vì mặt bằng giá rẻ hơn, rộng hơn và hạ tầng cũng thoáng đãng hơn.

Bà Võ Thị Phương Mai - Phó trưởng bộ phận dịch vụ cho thuê mặt bằng bán lẻ CBRE Việt Nam chia sẻ, nguyên nhân dễ thấy nhất của việc suy giảm nhu cầu thuê nhà phố trong trung tâm chính là giá cho thuê quá cao. Chỉ có những thương hiệu xa xỉ, cao cấp thì mới có thể thuê những mặt bằng này và hy vọng vào mức kinh doanh hòa vốn. “Giá chào thuê ở một số nơi không giảm, mà thậm chí còn tăng” - Bà Phương Mai cho biết.

Để cân bằng chi phí hiện là một bài toán rất khó đối với tất cả các doanh nghiệp trước bối cảnh nền kinh tế đất nước vừa được phục hồi hậu Covid - 19, nay lại tiếp tục bị tác động bởi cuộc chiến giữa Nga - Ukraine. Trong trường hợp doanh số bán lẻ không bù được lỗ thì khách thuê sẽ không thể duy trì mặt bằng ở trung tâm với chi phí phải trả hàng tháng lên tới vài trăm triệu đồng.


Khi khách du lịch quốc tế quay trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu thuê mặt bằng trung tâm
Khi khách du lịch quốc tế quay trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu thuê mặt bằng trung tâm

“Thời điểm hiện tại, doanh số bán lẻ bị ảnh hưởng do lạm phát cao, giá xăng dầu tăng, hoạt động cung ứng chậm do logistic bị ảnh hưởng từ các chính sách Zero-Covid từ Trung Quốc, do tình trạng thiếu nhân công sau cả một thời gian ảnh hưởng Covid” - Bà Phương Mai khẳng định.

Theo anh Tâm, sức hấp dẫn của mặt bằng khu trung tâm đến từ tiềm năng quảng bá vì nơi đây mỗi ngày đều có rất nhiều người đi qua, đủ mọi đối tượng, tầng lớp. “Hầu như các khách thuê mặt bằng khu trung tâm đều có mục đích vừa kinh doanh vừa quảng bá, lợi nhuận gần như tới từ các cơ sở khác sau khi mặt bằng ở trung tâm đã thành công thu hút sự chú ý của khách hàng” - Anh Tâm cho hay.

Còn nhìn nhận dưới góc độ chuyên môn, bà Phương Mai cho rằng những đối tượng khách hàng chủ chốt của mặt bằng khu trung tâm là khách du lịch. Hiện tại, khách du lịch quốc tế vẫn chưa trở lại nên không có nhiều hoạt động được tổ chức như trước đây, từ đó khiến nhu cầu thuê mặt bằng nhà phố trong trung tâm giảm đi nhiều.

Về xu hướng thị trường bán lẻ trong giai đoạn tới, bà Mai nhận định, các nhà bán lẻ cần tiếp tục quan sát thị trường và tìm kiếm những mặt bằng mang lại hiệu quả kinh tế thực thay vì cứ mở dàn trải. Nhà bán lẻ nên tập trung vào các yếu tố phát triển bền vững như bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, xét về khả năng phục hồi của dòng nhà phố trong khoảng 2 năm tới, khi các thương hiệu cao cấp và xa xỉ tiến vào thị trường Việt Nam thì mặt bằng trung tâm sẽ phục hồi mạnh mẽ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước