meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bán lẻ hai miền Nam - Bắc nhộn nhịp với loạt thương hiệu mới

Thứ tư, 13/07/2022-10:07
Tuy trong nửa năm qua, các nhà bán lẻ vẫn bị cản trở bởi những biến động trên thị trường, nhất là việc giá hàng hóa tăng cao. Tuy nhiên, hiện tại khách hàng đã quay lại mua sắm nhộn nhịp như giai đoạn trước dịch, đồng thời giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm các thành phố lớn cũng tăng lên mức mới.

Trung tâm thương mại đạt tỷ lệ lấp đầy cao

Theo Thanh niên, báo cáo Tiêu điểm thị trường quý 2/2022 của CBRE Việt Nam cho thấy, thị trường bán lẻ toàn quốc đang phục hồi khá tốt, kỳ vọng trong nửa cuối năm 2022 sẽ tăng mạnh hơn nữa khi nhu cầu thuê mặt bằng đang có xu hướng tăng trưởng ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Tính riêng quý II/2022, thị trường bán lẻ đã chứng kiến hàng loạt nhà bán lẻ mở rộng hoạt động bằng cách thuê thêm mặt bằng tại cả 2 thành phố lớn. Trong đó tại Hà Nội, một số thương hiệu trong nước và quốc tế như Muji, Beauty Box, Lyn,... đã khai trương cửa hàng mới tại trung tâm, thương mại AEON Mall Hà Đông và một vài vị trí tại trung tâm thương mại của Vincom. Tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận sự gia nhập mới và mở rộng cửa hàng của loạt thương hiệu nổi tiếng, nhất là có sự tham gia của một số thương hiệu nước ngoài về lĩnh vực thời trang, trẻ em, thể thao, dịch vụ ăn uống…


Các thương hiệu bán lẻ đang mở rộng hoạt động
Các thương hiệu bán lẻ đang mở rộng hoạt động

Trong quý II/2022, CBRE Việt Nam cho thấy, khoảng 40% thương hiệu đã mở cửa hàng mới tại Crescent Mall (quận 7). Có thể kể đến như Hermès Beauty, Som Tum Thai và Skechers. Đặc biệt là, trong tháng 6 vừa qua, Guerlain Ultimate Boutique cũng đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Một số thương hiệu cũng đáng chú ý như Digibox tại Estella Place (quận 2) -  Đại lý ủy quyền đầu tiên của Apple tại Việt Nam; Baccarat tại khách sạn Sheraton Sài Gòn (quận 1). Bên cạnh đó, thị trường trong thời gian tới tiếp tục đón thêm một loạt thương hiệu quốc tế thuộc các lĩnh vực thời trang, nội thất, F&B,...

Bà Thanh Phạm - Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn CBRE Việt Nam đã đưa ra một số ý kiến về tình hình thị trường bán lẻ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, theo bà giá thuê ở khu vực trung tâm và ngoài trung tâm hai thành phố lớn nhất của Việt Nam đều tăng trong nửa năm qua. Thị trường Hà Nội có dấu hiệu hồi phục rõ rệt khi lượng chào thuê trong vùng trung tâm tăng đáng kể, đạt khoảng 3,1 triệu đồng/m2/tháng, tăng 27% theo năm. Trong khi đó, vùng ngoại thành chỉ đạt mức 590.000 đồng/m2/tháng, tăng 3,7% theo năm.

Thị trường TP. Hồ Chí Minh cũng trong trạng thái tương tự, giá chào thuê tại tầng trệt các trung tâm thương mại khu trung tâm trung bình khoảng 4,8 triệu đồng/m2/tháng, tăng khoảng 50% theo năm; Khu vực ngoài trung tâm chỉ đạt mức khoảng 630.000 đồng/m2/tháng. Theo ghi nhận từ CBRE Việt Nam, một số địa điểm đắc địa tại các quận trung tâm thành phố có mức giá thuê khoảng 5,8 - 8,2 triệu đồng/m2/tháng.


Nhiều thương hiệu quốc tế muốn thuê thêm diện tích mặt bằng trong trung tâm thuong mại
Nhiều thương hiệu quốc tế muốn thuê thêm diện tích mặt bằng trong trung tâm thuong mại

Với Hà Nội, thị trường phục hồi đã khiến tỷ lệ mặt bằng bán lẻ còn trống khu trung tâm giảm còn 9,9%, giảm 1,2 điểm % so với cùng kỳ năm 2021; Tỷ lệ còn trống khu vực ngoại thành là gần 16%. Tỷ lệ lấp đầy tại thị trường TP. Hồ Chí Minh được cải thiện khi đạt mức gần 96%, chi giảm 1 điểm % theo năm; Trong khi tỷ lệ còn trống khu vực ngoài trung tâm là 12%.

Trong năm 2022, Hà Nội có mục tiêu phát triển thêm 19.000m2 mặt bằng bán lẻ từ 2 dự án The Zei ở Quận Từ Liêm và Hinode City ở quận Hai Bà Trưng. Bên cạnh đó, thị trường sẽ có thêm khoảng 300.000m2 từ một số trung tâm mua sắm mới trong năm 2023 - 2024. Còn tại TP. Hồ Chí Minh, nguồn cung mặt bằng bán lẻ mới sẽ có thêm khoảng 35.000m2 vào cuối năm 2022 từ trung tâm thương mại Thiso (trước đây là Socar Mall), trong 2 năm tiếp theo tiếp tục có thêm 230.000m2.

Người dân háo hức trở lại trung tâm thương mại mua sắm

Điển hình như TP. Hồ Chí Minh, với tình hình chung của thành phố, hoạt động thương mại dịch vụ vẫn có tốc độ phục hồi mạnh mẽ, mức tăng trưởng khả quan sau giai đoạn dài chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Riêng tháng 6/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 99.657 tỷ đồng, tăng 2,8% so với tháng 5 và tăng 41,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý II/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố đạt 292.097 tỷ đồng, tăng 10,5% so với quý I/2022 và tăng 17,8% so với cùng kỳ. 

Để tận dụng tối đa sức tăng trưởng của thị trường bán lẻ và dịch vụ, hầu như nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố đã liên tục thực hiện các hoạt động kích cầu tiêu dùng, mua sắm trong Hè năm 2022. 


Nhu cầu mua sắm của người dân trở lại rất cao
Nhu cầu mua sắm của người dân trở lại rất cao

Hòa chung không khí náo nhiệt của mùa hè, ngoài các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng,... thì một số nhà bán lẻ còn tung ra hàng loạt chương trình, chính sách mua hàng ưu đãi, khuyến mãi, tặng quà áp dụng đa dạng ngành hàng.

Chị Thanh Hà (trú tại quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh) háo hức chia sẻ: “Vào mỗi mùa hè là thời điểm mà các gia đình ưu tiên mua sắm những mặt hàng tiêu dùng cho gia đình, nhất là các sản phẩm thời trang. Bởi mỗi năm hè về là các cửa hàng đều có chương trình giảm giá rất lớn cho các mặt hàng như quần áo thời trang, giày dép cho mọi lứa tuổi. Nhiều cửa hàng còn ưu đãi “mua 1 tặng 1” hoặc có voucher giảm giá cho lần mua hàng kế tiếp”. 

Anh Quốc Việt (trú tại TP. Thủ Đức, TP. HCM) cho biết: “Vào mùa hè, anh thường đưa gia đình đi mua sắm các đồ dùng thiết yếu, quần áo vì thị trường hàng hóa tiêu dùng đang giảm giá sâu cho đa dạng ngành hàng, tạo điều kiện tốt cho người mua sắm”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước