Cho phép ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp có thực sự làm ấm thị trường?
BÀI LIÊN QUAN
“Đại gia nuôi heo” BAF phát hành thành công 600 trái phiếu riêng lẻ, trị giá 600 tỷ đồngChuyên gia: Muốn ngân hàng cho doanh nghiệp BĐS vay tiền trả nợ trái phiếu, nhìn lại bài học năm 2012Nên để doanh nghiệp có trái phiếu sắp đáo hạn được vay vốn để tái cấu trúc nợ?Hai sửa đổi quan trọng
Vừa qua, hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng đang tiềm ẩn rủi ro với chưa có quy định về điều kiện về năng lực tài chính với doanh nghiệp phát hành cũng như cơ chế kiểm ta, giám sát việc sử dụng vốn chưa chặt chẽ,… Điều này dẫn tới hệ lụy là các doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm mục đích góp vốn, mua cổ phần, đặt cọc, hợp tác kinh doanh, bổ sung vốn lưu động hoặc thực hiện việc tăng vốn lớn trong thơi gian ngắn để chứng minh năng lực tài chính.
Nhà đầu tư bất động sản "kiệt sức" vì lãi vay, ngày đêm lo sợ giang hồ đến nhà siết nợ
Từng kiếm tiền tỷ nhờ lướt sóng bất động sản nhưng giờ đây nhiều nhà đầu tư đang rơi vào tình cảnh vỡ nợ, thấp thỏm lo sợ giang hồ đến tận nhà siết nợ.120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà cho công nhân: Chỉ vốn thôi là chưa đủ
Năm 2023 được dự đoán sẽ là năm “lên ngôi” của ở xã hội và nhà ở cho công nhân, khi phân khúc này thu hút rất nhiều sự quan tâm. Việc Chính phủ quyết định dành gói 120.000 tỷ đồng cho phân khúc này đã mang đến những hy vọng, nhưng để nó thực sự phát huy tác dụng như kỳ vọng những điểm nghẽn cần được nhận diện và khơi thông.Doanh nghiệp bất động sản trở lại đường đua, thị trường đang dần phục hồi?
Hiện nay, lãi suất cho vay đã giảm 1-2% so với hồi đầu năm. Nhiều ngân hàng đã tung ra gói tín dụng ưu đãi, kỳ vọng lãi suất tiếp tục giảm trong thời gian tới.Không những vậy, nhiều doanh nghiệp còn lấy tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất trong khi pháp lý của tài sản chưa rõ ràng, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đất thuê trả tiền hàng năm chưa đủ điều kiện để nhận làm tài sản bảo đảm,… Khi đó, chất lượng tài sản ảo đảm không cao sẽ gây những rủi ro về khả năng thu hồi nợ của ngân hàng nếu doanh nghiệp rơi vào trường hợp mất khả năng thanh toán.
Vì những lý do đó, mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư 16 với hai điểm nhấn quan trọng.
Thứ nhất, đề xuất ngưng hiệu lực thi hành đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021 đến hết ngày 31/12/2023. Cụ thể, ngân hàng chỉ được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng kí giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM mà ngân hàng này đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô hoặc cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán.
Điều kiện kèm theo là bên mua trái phiếu doanh nghiệp từ tổ chức tín dụng thanh toán toàn bộ tiền tại thời điểm ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu; doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp...
Thứ hai, các ngân hàng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền thu từ trái phiếu của doanh nghiệp phát hành đảm bảo số tiền thu được sử dụng đúng mục đích tại phương án, cam kết. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp phát hành không theo đúng cam kết, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn
Với doanh nghiệp phát hành, hệ số nợ phải trả (bao gồm cả khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành) cần không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành và đã được kiểm toán.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng khi mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích nhằm thực hiện bảo đảm nghĩa vụ, tổ chức tín dụng phải phong tỏa số tiền mua trái phiếu cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.
Không những thế, các ngân hàng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch mua trái phiếu với bên bán trái phiếu.
Các tiêu chí xác định phương án khả thi và tiêu chí xác định doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn phải theo quy trình nghiệp vụ, quy định quản lý rủi ro đối với hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.
Theo Ngân hàng Nhà nước, dự thảo lần này hướng đến phù hợp với thực tiễn, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, góp phần bảo đảm an toàn với hoạt động ngân hàng.
Cần giải pháp căn cơ hơn
Theo ước tính quý II-III/2023 sẽ có khoảng 150 ngàn tỷ trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phát hành đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản đang gặp nhiều khó khăn về dòng tiền thì việc mua lại các trái phiếu doanh nghiệp trước nhu cầu bán rất lớn của trái chủ sẽ là chính sách có tính hỗ trợ lớn.
Bình luận về tác động của dự thảo Thông tư 16 với thị trường trái phiếu, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cho rằng có nhiều điểm tích cực.
Theo ông Thuân, việc dự thảo cho phép các tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp mục đích bổ sung vốn lưu động khi quản lý được nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và thu thấp đầy đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn lưu động sẽ giúp các tổ chức tín dụng đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp nhằm bổ sung vốn lưu động, thay vì phải gắn với phương án phát hành cụ thể, thường chỉ được xác định được cho các chương trình, dự án đầu tư tài sản cố định.
Bên cạnh đó, quy định cho phép tổ chức tín dụng được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc chưa đăng kí giao dịch trên UpCOM mà tổ chức tín dụng trước đó đã bán ra đến trước ngày 31/12/2023 sẽ giảm áp lực một số tổ chức tín dụng đang gặp phải do trước đó đã phân phối cho nhà đầu tư trong khi Tổ chức phát hành gặp khó khăn về dòng tiền và không thể mua lại. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát chất lượng tín dụng bởi ngân hàng đối với tổ chức phát hành và thường cũng là khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, việc quy định tổ chức tín dụng phải thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp cho doanh nghiệp hoặc bên bán trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp kiểm soát giao dịch và mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp phát hành.
Mặc dù được đánh giá có nhiều bước hỗ trợ thị trường, tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, nhiều vướng mắc của Thông tư 16 hiện nay vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong dự thảo sửa đổi lần này.
Trước đó không lâu, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 16 theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng được mua TPDN với mục đích cơ cấu nợ. Tuy nhiên, dự thảo Thông tư 16 không đả động đến quy định này. Hay dựthảo sửa đổi Thông tư 16 cũng không thay đổi quy định cấm cho tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cho doah nghiệp đi góp vốn, mua cổ phần, hoặc mua phần vốn góp tại doanh nghiệp khác hay mua trái phiếu có mục đích tăng quy mô vốn hoạt động.
Một điểm nữa đó là dự thảo sửa đổi Thông tư 16 có điều khoản cho phép ngân hàng thương mại mua trái phiếu doanh nghiệp trong đó có mục đích bổ sung vốn lưu động, tức là ngắn hạn dưới 1 năm, nhưng theo giới phân tích doanh nghiệp rất ít khi phát hành trái phiếu với kỳ hạn ngắn như vậy, thông thường từ 5 - 10 năm.
Như vậy, dự thảo lần này mới chỉ mở ra một khe cửa hẹp để các tổ chức tín dụn xử lý lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ hơn là tham gia giải cứu thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Với các quy định trong dự thảo, các ngân hàng vẫn bị hạn chế ở vai trò nguồn cầu cho thị trường trái phiếu. Nhiều chuyên gia cho rằng các sửa đổi sẽ cần căn cơ hơn nữa.
Nói như ông ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, đã là trái phiếu thì thời hạn của nó phải trên 1 năm tức là ở mức trung hạn. Nếu việc mua lại chỉ để bổ sung vào vốn lưu động thì e là không nhất quán.
Còn theo ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty CP Chứng khoán SmartInvest, cho biết, quy định tổ chức tín dụng vẫn không được mua trái phiếu doanh nghiệp nếu phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp. Điều này sẽ hạn chế hoạt động tái cơ cấu lại nợ như tinh thần Nghị định 08 vừa qua về trái phiếu doanh nghiệp.
"Trong trường hợp ngân hàng mua lại trái phiếu doanh nghiệp mà nó phát sinh thành nợ xấu thì chúng ta có quy định về việc tái cơ cấu khoản nợ xấu đó mà không cần thiết phải quy định riêng thành một điều mục trong khoản mục mua lại trái phiếu", ông Khánh cho biết.