Nên để doanh nghiệp có trái phiếu sắp đáo hạn được vay vốn để tái cấu trúc nợ?
BÀI LIÊN QUAN
Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiênNovaland hoãn thanh toán 900 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu2 tuần của tháng 3, gần 1 tỷ USD trái phiếu của doanh nghiệp Việt phát hành thành côngĐề xuất được vay không quá 70% giá trị gói phát hành
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất một số giải pháp về tín dụng và chuyển nhượng dự án để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Phát hành trái phiếu "ấm" trở lại: Đã vội mừng?
Trong nửa đầu tháng 3/2023, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành công cùng với một số doanh nghiệp đạt thỏa thuận giãn nợ với khách hàng đã giúp thị trường rục tịch “ấm” trở lại.TS Cấn Văn Lực: 6 đề xuất "hóa giải" thế khó cho thị trường trái phiếu
Những năm gần đây, với chủ trương của Chính phủ về phát triển thị trường vốn Việt Nam một cách đồng đều và bền vững hơn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có những bước tiến mạnh mẽ về hành lang pháp lý, quy mô, sản phẩm, cơ cấu nhà phát hành, nhà đầu tư, thanh khoản…v.v.Doanh nghiệp bất động sản ồ ạt phát hành trái phiếu: Tránh “sa lầy” vào “vết xe đổ”
Sau khi Nghị định 08 được ban hành dường như đã cởi trói ở nhiều khía cạnh cho các doanh nghiệp, trong đó vấn đề trái phiếu doanh nghiệp. Có lẽ vì thế, hàng loạt công ty địa ốc đã lao vào “cuộc đua” phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, các trái chủ cần nhìn lại bài học trước đó.Theo HoREA, Nghị định 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) là cơ sở pháp lý mở đường cho việc thực hiện thỏa thuận đàm phán giữa doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu sắp đến hạn và nhà đầu tư trái phiếu (trái chủ). Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của nghị định chỉ quy định cơ chế thỏa thuận giữa doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu sắp đến hạn và trái chủ, đặc biệt là cơ chế hoán đổi trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác.
Do đó, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản bảo đảm, có dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất được vay tái cấu trúc các khoản nợ trái phiếu sắp đến hạn. Khoản vay có thể xem xét không vượt quá 70% giá trị gói trái phiếu đã phát hành.
Ngân hàng thương mại được phép nhận thế chấp bằng chính gói trái phiếu này và các tài sản bảo đảm để phát hành gói trái phiếu đó theo phương thức ngân hàng thương mại giải ngân trực tiếp đến các trái chủ.
Với phần 30% giá trị gói trái phiếu đã phát hành còn lại thì doanh nghiệp và trái chủ có thể thỏa thuận đàm phán với nhau theo quy định tại Nghị định 08.
Theo HoREA, nếu phương án trên được chấp thuận có thể tác động tích cực ngay lập tức và cùng với cơ chế, chính sách của Nghị định 08 sẽ tháo gỡ được khó khăn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn và hỗ trợ các trái chủ.
HoREA cũng cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành kéo theo xu thế các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động tiết kiệm và giảm lãi suất cho vay một chút, nhưng nhìn chung mặt bằng lãi suất cho vay vẫn còn cao.
Do đó, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi suất cho vay thực chất hơn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp bất động sản) và người mua nhà được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn.
HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét cho các doanh nghiệp được giãn tiến độ trả nợ theo chủ trương của nghị quyết số 33 của Chính phủ. Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp bất động sản được vay tín dụng đối với dự án đầy đủ pháp lý, có tính khả thi và có tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Bên cạnh đó, HoREA này cũng kiến nghị cho phép áp dụng tương tự cơ chế thí điểm chuyển nhượng dự án bất động sản theo nghị quyết 42/2017 của Quốc hội "về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng". Theo đó các doanh nghiệp bất động sản được thỏa thuận chuyển nhượng dự án bất động sản (M&A) theo nhu cầu.
Việc nên làm?
Có thể thấy, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng đang rất khát vốn. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng mặc dù có quỹ dự trữ, dự phòng tích lũy trong quá trình hoạt động nhưng cũng khó có thể cho vay thêm. Đó chính là nguyên nhân khiến hệ thống ngân hàng ngày càng siết chặt điều kiện vay vốn và tài sản bảo đảm.
Để giải quết vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, hệ thống ngân hàng nên cho phép doanh nghiệp bất động sản được thế chấp vay vốn bằng hàng tồn kho, vì muốn giải phóng được hàng tồn kho thì phải tăng sức mua, để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mới. Đặc biệt, hàng tồn kho cũng chính là tài sản của doanh nghiệp, nên về mặt luật pháp việc thế chấp tài sản này hoàn toàn không sai luật.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu phân tích, trong hoàn cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn để duy trì sản xuất, khoản vay cũ vẫn chưa trả được thì làm sao có thể đủ điều kiện vay vốn mới. Theo ông Hiếu, hàng tồn kho chính là tài sản của doanh nghiệp, nếu Ngân hàng Nhà nước linh hoạt có biện pháp nào đó xử lý thủ tục liên quan, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thế chấp để vay mới, sẽ tạo điều kiện rất tốt để doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Tuy nhiên, để làm được điều này thì phía ngân hàng cũng phải có sự phối hợp và chia sẻ một phần lợi ích” – chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp thuộc Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, để làm ấm thị trường, ngoài việc lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, cần có sự chung tay hợp tác của ngân hàng, doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư để doanh nghiệp phát hành có thể mua lại trái phiếu của nhà đầu tư. Về phía nhà đầu tư, sau khi nhận được số tiền cam kết, có thể chuyển thành tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng. Còn ngân hàng được phép cấp khoản vay cho doanh nghiệp dựa trên số tiền huy động được từ nhà đầu tư.
Ông Tú Anh cho rằng, điều này sẽ giúp nhiều doanh nghiệp và dự án tốt hạn chế rủi ro nợ xấu do bị đứt thanh khoản, nhưng đòi hỏi thay đổi tạm thời hạn mức đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của ngân hàng và hạn mức tín dụng. Bên cạnh đó, ông Tú Anh cũng cho rằng, cần có các biện pháp xử lý nhằm hạn chế rủi ro nhà đầu tư, gồm các doanh nghiệp tốt và hoạt động tuân thủ đúng pháp luật, mất niềm tin vào toàn bộ thị trường.
Còn theo TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, về hạ tầng thị trường, cơ quan quản lý sớm hoàn thành xây dựng thị trường thứ cấp tập trung với sản phẩm trái phiếu, cơ sở dữ liệu về trái phiếu và tài sản đảm bảo.
“Việc xây dựng và phát triển các thị trường thứ cấp an toàn là nội dung cần sớm triển khai để tăng thanh khoản, thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ trong và ngoài nước. Các hạ tầng hỗ trợ cho thị trường cũng cần được quan tâm, ví dụ như cơ sở dữ liệu về tài sản đảm bảo để hạn chế trường hợp sử dụng một tài sản cho nhiều khoản vay, nhiều đợt phát hành”, ông Lực nhấn mạnh.
Về nhà đầu tư, ông Lực cho biết cơ quan quản lý có thể cải thiện chất lượng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường qua việc tăng cường giáo dục tài chính. Đồng thời đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển nhà đầu tư tổ chức.
Chẳng hạn, Bộ Tài chính nên xem xét để sửa đổi quy định tại Thông tư 98/2022/TT-BTC về việc quỹ mở chỉ được đầu tư vào “trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ bởi tổ chức niêm yết có bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng hoặc cam kết mua lại của tổ chức phát hành…” do khiến các quỹ mở sẽ khó có thể mua được trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong bối cảnh có rất ít sản phẩm trái phiếu được bảo lãnh thanh toán.
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Văn bản trả lời cử tri thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu ngân hàng thương mại có trách nhiệm mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong trường hợp ngân hàng thực hiện hoạt động đại lý phát hành và có cam kết, ký hợp đồng với nhà đầu tư về việc mua lại trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành, mà trong hợp đồng ký với nhà đầu tư có nêu rõ điều kiện, điều khoản về việc mua lại trái phiếu và phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng khi thực hiện cam kết này. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng chỉ được cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp theo đúng giấy phép được cấp; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho nhà đầu tư theo phương án phát hành trái phiếu đã được duyệt. |