Chuyên gia: Muốn ngân hàng cho doanh nghiệp BĐS vay tiền trả nợ trái phiếu, nhìn lại bài học năm 2012
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia chứng khoán: Trong nguy có cơ, doanh nghiệp đã có tích lũy nguồn lực để tìm kiếm cơ hội đầu tưChuyên gia xác định nhóm sản phẩm bất động sản đáng đầu tư trong năm 2023Chuyên gia: M&A bất động sản sẽ bùng nổ trong thời gian tớiVào ngày 10/11/2021, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 16/2021 thay thế Thông tư số 22/2016 và Thông tư số 15/2018 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực chính thức từ ngày 15/1/2022 và đã có một số quy định đáng chú ý.
Cũng theo đó, tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành ở trong nước có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành, trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần ở doanh nghiệp khác, trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động.
Những quy định trên được đánh giá là đã hướng đến an toàn hệ thống, với mục đích kiểm soát các hoạt động luân chuyển tín dụng giữa hai kênh trái phiếu cũng như tín dụng cho vay của ngân hàng thông qua các nghiệp vụ tái tài trợ, tái cấu trúc vốn hoặc có thể là đảo nợ giữa các kênh này.
Trên thực tế, thời điểm Thông tư 16 có hiệu lực thi hành, theo thống kê của FiinRatings, các ngân hàng thương mại đã tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp qua lênh phát hành sơ cấp ở mức khá lớn, ghi nhận chiếm 36% tổng giá trị phát hành từ các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2021.
Dù vậy, tính từ giữa năm 2022 đến nay, có nhiều rủi ro bộc lộ cũng đã khiến cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần như rơi vào cảnh đóng băng. Cùng với việc ngân hàng kiểm soát một cách chặt chẽ dòng vốn cho vay bất động sản đã khiến cho nhiều chủ đầu tư địa ốc rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Cũng trong bối cảnh này, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh mới đây đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước một số giải pháp về tín dụng.
Chi tiết, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản đảm bảo, có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất được vay có thể xem xét không vượt quá 70% giá trị gói trái phiếu đã phát hành và ngân hàng thương mại được phép nhận thế chấp bằng chính gói trái phiếu này cùng các tài sản đảm bảo để phát hành gói trái phiếu đó theo đúng phương thức ngân hàng thương mại giải ngân trực tiếp đến các trái chủ.
Và đối với phần 30% giá trị gói trái phiếu đã phát hành còn lại thì doanh nghiệp và các trái chủ thỏa thuận việc đàm phán với nhau đúng theo quy định ở Nghị định 08.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư 16 cho phép tổ chức tín dụng được tiến hành mua trái phiếu doanh nghiệp có mục đích để có thể cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành theo hai phương án (đầu tiên là bãi bỏ, hai là ngưng thi hành trong thời hạn kể từ ngày Thông tư mới có hiệu lực cho đến hết ngày 31/12/2024,).
Hiệp hội nêu rõ quan điểm rằng: “Hiệp hội nhận thấy, nếu như có cơ chế, chính sách nói trên thì sẽ tác động tích cực, ngay lập tức và cùng với cơ chế, chính sách của Nghị định 08 sẽ có thể tháo gỡ được khó khăn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn và hỗ trợ cho các trái chủ”.
Ngân hàng đang “ôm” lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển đặt vấn đề rằng: “Giai đoạn năm 2020 - 2021 tại sao không có ai thắc mắc việc các doanh nghiệp phát hành thành công với khối lượng lớn như thế? Vì sao không ai nhìn thấy mối quan hệ giữa ngân hàng cùng với các doanh nghiệp bất động sản trong việc phát hành trái phiếu”.
Chuyên gia nói thêm, ở thời điểm kể trên không phải trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công là bởi vì các nhà đầu tư thích bỏ tiền mua,.. mà nguồn lực mua lớn nhất vẫn là các ngân hàng thương mại, Mặc dù vậy, không phải công ty nào phát hành các ngân hàng cũng mua, họ chỉ mua trong hai trường hợp: Đầu tiên là các doanh nghiệp bất động sản có mối quan hệ với họ, hai là những chủ đầu tư địa ốc đang thiếu nợ họ một khoản lớn và cũng không có khả năng trả nợ đúng hạn.
TS. Đinh Thế Hiển nhận định: Ngân hàng nhà nước đưa ra quy định rất nghiêm ngặt về việc cấm ngân hàng cho doanh nghiệp vay đảo nợ đó là để đảm bảo an toàn của toàn hệ thống. Trong quá khứ cũng đã có một bài học vào năm 2012, một số ngân hàng đã vi phạm tiêu chuẩn an toàn trong việc cho các doanh nghiệp bất động sản sân sau vay vốn, từ đó hình thành cục nợ xấu buộc Chính phủ phải thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (hay gọi tắt là VAMC).
Vị chuyên gia này nói thêm rằng: “Chúng ta đã trải qua một giai đoạn rất nguy hiểm vào năm 2012 mà đến nay cục máu đông vẫn chưa được xử lý hết. Sau đó thì Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư yêu cầu các Ngân hàng Thương mại phải thực hiện các tiêu chuẩn như Basel II cùng một số chỉ tiêu nghiêm ngặt khác”.
Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng, nếu thời điểm năm 2020 - 2021 các ngân hàng kiên quyết xử lý các vấn đề của công ty bất động sản thì thị trường đã phát triển một cách ổn định hơn chứ không hề căng thẳng như hiện nay. Và không phải ngẫu nhiên mà thông tư 16 có quy định cấm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ. Đây chính là quy định để bảo vệ các ngân hàng thương mại khỏi những nguy hiểm.