meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chia như thế nào với phần di sản thừa kế không được định đoạt trong di chúc?

Thứ tư, 09/11/2022-16:11
​​​​​​​Đối với phần di sản thừa kế không được định đoạt trong di chúc sẽ phải chia theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn về những quy định này.

Hỏi:

Sinh thời, cha mẹ tôi có một căn nhà và 1000m2 đất canh tác. Trước khi mất, cha mẹ có thống nhất và làm di chúc chia căn nhà trên cho 3 anh em chúng tôi, tuy nhiên trong di chúc lại không đề cập đến 1000m2 đất canh tác này. Giờ 3 anh em chúng tôi muốn phân chia di sản thừa kế là 1000m2 đất kia thì phải làm thế nào?

Xin cảm ơn.

(Anh Nguyễn Bá Minh, Thanh Hóa).

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới chuyên mục. Vấn đề anh thắc mắc,  luật sư Nguyễn Huy An - Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin tư vấn như sau:

1. Đối với phần di sản thừa kế không được định đoạt trong di chúc thì sẽ được chia như thế nào?

Căn cứ vào Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.


Phần di sản không nằm trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật (ảnh minh họa)
Phần di sản không nằm trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật (ảnh minh họa)

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, phần di sản thừa kế không được đề cập đến trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật.

2. Người nào được hưởng phần di sản không được định đoạt trong di chúc?

Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Người thừa kế theo pháp luật:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, dựa theo thông tin anh cung cấp. Thì do cha mẹ anh đã mất, nên hàng thừa kế thứ nhất của di sản chỉ còn lại ba anh em anh. Nên phần đất không được định đoạt trong di chúc đó sẽ được chia đều cho ba anh em anh.

3. Người nào không được hưởng di sản thừa kế?

Căn cứ theo quy định tại Điều 620 và Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 về từ chối nhận di sản và người không được quyền hưởng di sản như sau:

Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Người không được quyền hưởng di sản

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

13 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

13 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

13 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

13 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

13 giờ trước