Cách tính tiền tạm ứng án phí khi khởi kiện trong tranh chấp đất đai
BÀI LIÊN QUAN
Trớ trêu cháu chết, cha con cậu vào tù vì tranh chấp mảnh đất trồng rau4 người bỏ mạng vì thảm án tranh chấp đất vùng cao: Cần phải có giải pháp giải quyết phù hợpHàng xóm tranh chấp lối đi chung nên giải quyết như thế nào?CÂU HỎI:
Ngày 23/03/2021, gia đình tôi có làm đơn lên UBND xã khiếu nại gia đình ông Bùi Văn A xây tường rào lấn sang phần đất nhà tôi 20cm với tổng diện tích là 10m2. Sau khi UBND xã tiến hành hòa giải hai bên nhưng không thành. Ngày 15/05/2021, tôi có làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện. Tòa án tiếp nhận đơn và có cử cán bộ xuống đo đạc diện tích đất của hai gia đình và xác định gia đình ông A đã lấn sang phần đất nhà tôi 10m2. Tuy nhiên đến nay, ngày 20/11/2021, tòa án nhân dân huyện vẫn chưa tiến hành xét xử và yêu cầu gia đình ông A trả lại phần đất đã lấn chiếm của gia đình tôi.
Tôi xin hỏi, thời hạn xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân huyện là bao lâu từ khi tiếp nhận đơn? Tiền tạm ứng án phí là bao nhiêu và bên nào phải chịu khoản án phí này?
TRẢ LỜI:
Luật sư Vũ Văn Biên, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết: Nếu biết cách tính tiền tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ giúp người khởi kiện biết được số tiền phải nộp. Người khởi kiện không nộp tạm ứng án phí thì Tòa sẽ không thụ lý, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp.
Cách tính tạm ứng án phí và án phí
* Tạm ứng án phí và án phí đối với vụ án không có giá ngạch
Khoản 2 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 giải thích vụ án dân sự không có giá ngạch như sau:
“Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.”.
Căn cứ theo Điều 7 và Danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức tạm ứng án phí và án phí sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp đất đai không có giá ngạch được quy định như sau:
Khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
“Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.”.
Căn cứ theo Điều 7 và Danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức tạm ứng án phí và án phí sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp đất đai có giá ngạch quy định như sau:
Ai tính án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai?
Khoản 1 và khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí…”.
Như vậy, Thẩm phán sẽ dự tính số tiền tạm ứng án phí và đưa giấy báo cho người khởi kiện để họ nộp tiền theo quy định.
Ngoài ra, người khởi kiện cần lưu ý thời hạn nộp tạm ứng án phí, cụ thể:
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án (theo khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Không nộp tạm ứng án phí Tòa sẽ không thụ lý vụ án?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán thụ lý vụ án tranh chấp đất đai khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Riêng trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được hồ sơ khởi kiện (đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo).
Như vậy, đối với trường hợp không được miễn hoặc không thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Nói cách khác, người khởi kiện không nộp tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ án.