Hàng xóm tranh chấp lối đi chung nên giải quyết như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Tranh chấp đất nương giữa hàng xóm với nhau: Phải giải quyết thế nào để tránh hậu quả đáng tiếcAnh em tranh chấp nhau vì căn nhà của cha mẹ: Trường hợp này giải quyết thế nào?Hàng xóm tranh chấp đất đai giải quyết như nào để tránh hậu quả đáng tiếc?Xã hội ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng khiến diện tích đất đai ngày càng trở nên bị giới hạn. Tranh chấp đất đai giữa hàng xóm với nhau, đặc biệt là tranh chấp lối đi chung ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở thành phố lớn mà còn xuất hiện ở vùng nông thôn.
Tại thành phố, tình trạng xây dựng không có quy hoạch đồng bộ diễn ra khiến nhiều ngôi nhà, mảnh đất bị bao bọc xung quanh mà không có lối để đi vào. Ngay cả vùng nông thôn, những khu vườn bị cô lập chính giữa, không có lối để đi ra đường lớn. Chính vì thế, tình trạng tranh chấp lối đi chung ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ném đạn, đe dọa hàng xóm nhiều lần vì tranh chấp lối đi chung
Ngày 17/6/2021, Công an thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định tạm giữ đối với đối tượng Hoàng Minh Đức (SN 1992, trú xã Mai Pha, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) để điều tra, làm rõ về hành vi đe dọa giết người.
Theo kết quả điều tra ban đầu, vào khoảng tháng 4/2018, Hoàng Minh Đức và hàng xóm là bà V.T.H có xảy ra tranh chấp về lối đi chung. Đối tượng từng nhiều lần chôn cột bê tông và làm hàng rào để ngăn gia đình bà H. đi lại ở lối đi chung này. Khi vụ việc tranh chấp đất đai được trình lên Tòa án Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Tòa án đã yêu cầu Hoàng Minh Đức phải mở lại lối đi chung cho gia đình bà Hoài.
Tuy nhiên, Hoàng Minh Đức không chấp nhận phán quyết của Tòa án. Đối tượng này nhiều lần nhắn tin cho bà H. với những lời lẽ đe dọa. Đỉnh điểm, tới ngày 14/6, đối tượng đã để vào trong sân nhà bà H. 1 hộp cát-tông. Bên trong hộp có 1 viên đạn súng quân dụng màu đồng cùng với 1 bức thư đe dọa sẽ giết cả gia đình và H.
Quá sợ hãi và hoang mang, gia đình bà H. đã lập tức làm đơn trình báo vụ việc lên Cơ quan Công an thành phố.
Hàng xóm tranh chấp lối đi chung nên giải quyết như thế nào?
Trong trường hợp hàng xóm tranh chấp đất đai là lối đi chung thì sẽ được giải quyết như sau.
Đầu tiên, việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được tiến hành thông qua thủ tục hòa giải. Cụ thể, theo Điều 202 Luật đất đai 2013 có quy định, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tiến hành tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong những trường hợp mà các bên không thể tự hòa giải với nhau có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra đất tranh chấp đất đai để tiến hành hòa giải.
Trong trường hợp đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành, dựa theo quy định tại điều 203 Luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai thời điểm này sẽ chia thành hai trường hợp:
Trường hợp 1: Trong trường hợp tranh chấp đất đai đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 do Tòa án nhân dân giải quyết.
Trường hợp 2: Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013, đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (điểm a khoản 3 Điều 203) hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Người có nhà đất bị cô lập có quyền gì với bất động sản liền kề?
Căn cứ Điều 245 Bộ luật dân sự 2015 có quy định rõ ràng về quyền đối với bất động sản liền kề. Cụ thể như sau: “Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).”
Trong trường hợp nhằm phục vụ việc khai thác một bất động sản khác và thuộc sở hữu của người khác, người có bất động sản sẽ có những quyền nhất định với những bất động sản không thuộc sở hữu của mình.
Trong trường hợp bất động sản bị cô lập và bao vây, theo Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định về một trong những trường hợp được hưởng quyền đối với bất động sản liền kề như sau: “Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”
Dựa theo quy định này, để được hưởng những quyền này đó là, những bất động sản bị vây bọc bởi những chủ sở hữu khác không có hoặc không đủ lối ra đường công cộng ở bên ngoài. Khi đó, chủ sở hữu bất động sản bị cô lập để giải quyết được tình trạng này sẽ có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc để cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Việc yêu cầu lối đi phải đảm bảo được điều kiện lối đi được mở ở vị trí thuận tiện và hợp lý nhất. Điều kiện này đã tính đến những đặc điểm cụ thể của địa điểm cũng như lợi ích của bất động sản bị vây bọc. Ngoài ra, lối đi phải đảm bảo gây thiệt hại tối thiểu cho bất động sản đó.
Lối đi có vị trí, chiều dài, chiều rộng cũng như chiều cao sẽ được các bên thỏa thuận, đồng nhất, đảm bảo thuận tiện cho các bên đi lại. Đặc biệt, Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi hay chủ sở hữu bất động sản bị bao vây phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có những thỏa thuận khác.