Anh em tranh chấp nhau vì căn nhà của cha mẹ: Trường hợp này giải quyết thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Tranh chấp đất không sổ đỏ giải quyết thế nào để tránh những hậu quả không đáng có?Quy định về tranh chấp đất nương rẫy mới nhất bạn nhất định phải biếtCần làm gì khi xảy ra tranh chấp đất đai với người thân trong gia đình?Anh trai sát hại em gái mới sinh vì tranh chấp nhà cửa
Vụ án mạng đau lòng xảy ra vào ngày 28/10/2021 tại xã Xuân Phú (TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Cụ thể, vào khoảng 11h cùng ngày, chính quyền địa phương nhận được tin báo về một vụ án mạng, về việc Đỗ Trường Giang (SN 1984, trú TP. Thái Bình) bất ngờ về nhà mẹ đẻ rồi tấn công, sát hại em gái.
Đến ngày 29/10, Công an TP Thái Bình vẫn đang tiến hành điều ra, làm rõ vụ việc. Được biết, nạn nhân là chị Đ.Q.T (34 tuổi) mới sinh con được 3 tháng. Do mới sinh con nên chị T. về ở cùng mẹ và cha dượng ở khu tái định cư Phú Xuân (TP Thái Bình).
Khoảng 11h ngày 28/10, Đỗ Trường Giang về nhà mẹ đẻ mượn sổ hộ khẩu để làm việc riêng vì chưa tách khẩu. Thời điểm đó, chị T. cũng đang có mặt ở nhà nên giữa hai anh em xảy ra mâu thuẫn trong việc tranh chấp căn nhà mà bố mẹ đẻ để lại. Vì không kìm chế được cảm xúc, Giang đã dùng tay bóp cổ em gái cho tới khi bất động.
Sau đó, nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Sau khi sát hại em gái, Giang đã tới trụ sở Công an thành phố Thái Bình để đầu thú. Theo đại diện lãnh đạo xã Phú Xuân, chị T. đã lấy chồng ở huyện Hưng Hà những mới về xã Phú Xuân để mua đất và xây nhà. Thời điểm xảy ra vụ việc, chị T. đã có 2 con còn Giang đã lập gia đình, sinh sống và làm ăn ở địa phương khác.
Các loại tranh chấp đất đai giữa anh em
Tranh chấp nhà cửa, đất đai giữa anh em ruột thường được phân chia thành những trường hợp dưới đây.
Thứ nhất là những vấn đề về thừa kế dẫn tới tranh chấp đất đai. Với trường hợp đất đai do ông bà, cha mẹ để lại mà không có di chúc, anh em trong nhà trong thể xác định hay phân chia phần đất của mỗi người. Trong trường hợp này, ngoài việc áp dụng quy định của Luật Đất đai 2013 còn phải áp dụng thêm những quy định của pháp luật về thừa kế để phân chia phần đất đang xảy ra tranh chấp.
Bộ luật dân sự quy định đó, theo pháp luật thì chia thừa kế sẽ được tiến hành theo từng hàng thừa kế. Nếu hàng thừa kế trước không còn ai hoặc không có quyền để hưởng di sản hay bị truất quyền hưởng di sản/từ chối nhận di sản, những người thừa kế ở hàng sau sẽ được nhận thừa kế.
Theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, những người thừa kế theo pháp luật sẽ được quy định theo thứ tự sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Anh em ruột vốn cùng một hàng thừa kế nên cũng có quyền thừa hưởng như nhau. Khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ vấn đề thừa kế, tòa án sẽ xem xét lại những quy định của Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế cùng với những quy định của Luật Đất đai để giải quyết.
Thứ hai là những dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện những giao dịch về quyền sử dụng đất như: Tặng cho, mua bán, thế chấp, cầm cố, đổi đất, ủy quyền quản lý đất… Trong những trường hợp này, việc giải quyết tranh chấp sẽ được áp dụng thêm những quy định của pháp luật về Hợp đồng, Luật Công chứng…
Con cái có được can thiệp vào việc định đoạt tài sản của cha mẹ không?
Nhiều khi chỉ vì không hiểu vấn đề mà con cái cản trở việc định đoạt tài sản riêng của cha mẹ. Điều này dẫn tới việc anh em mất đoàn kết, dẫn tới những vụ việc đau lòng.
Theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung sẽ được vợ chồng thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: Bất động sản; động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng do vợ chồng định đoạt. Việc định đoạt đó được pháp luật tôn trọng và bảo vệ nếu tuân thủ các quy định pháp luật.
Tài sản thuộc sở hữu riêng của cha mẹ thì con cái chỉ có quyền can thiệp khi cha mẹ bị mất năng lực hoặc bị giới hạn về năng lực dân sự. Hoặc trong trường hợp cha mẹ mất mà không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Ngoài ra, con cái còn có quyền can thiệp khi cha mẹ còn sống, có đủ năng lực hành vi dân sự, lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho một trong các con, di chúc này không được thực hiện hoàn toàn theo ý nguyện định đoạt tài sản của cha mẹ nếu thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Khoản 1, Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015.