Cần làm gì khi xảy ra tranh chấp đất đai với người thân trong gia đình?
Việc tranh chấp đất đai thường gây nên những hậu quả thương tâm. Một trong số các nạn nhân được xác định là chị L.T.P (SN 1998, đang mang thai 22 tuần). Nguyên nhân vụ việc được xác định là mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất nông nghiệp.
Giết người vì tranh chấp đất nông nghiệp
Ngày 28/10/2021, theo thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với đối tượng Phạm Khắc Tiến. Được biết, Phạm Khắc Tiến (SN 1955, thôn 1, xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn) bị khởi tố về hành vi Giết người.
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, nguyên nhân là do tranh chấp đất đất. Giữa gia đình Phạm Khắc Tiến và bà M.T.N (SN 1957, em dâu của Tiến) xảy ra mâu thuẫn. Hai bên tranh chấp đất nông nghiệp, dẫn đến xích mích. Chiều tối 27/10/2021, Tiến đạp xe sang nhà bà N. cùng thôn nói chuyện. Tại đây, cả hai người đã to tiếng với nhau.
Sau một hồi cãi vã, Tiến chạy sang cửa hàng bán thịt chó ở nhà bà N. lấy một con dao phay. Tiến cầm con dao phay dài khoảng 40cm, quay về nhà bà N. Tại đây, đối tượng đã chém nhiều nhát vào đầu và cổ. Bị tấn công liên tiếp, nạn nhân gục xuống và tử vong ngay tại cửa nhà.
Nghe tiếng la hét của mẹ chồng, chị L.T.P, (SN 1998, là con dâu bà N.) chạy ra. Tiến thấy thế liền đuổi theo, chém liên tiếp vào đầu, tay chị P. Chị P. sau đó cũng bị thương nặng, gục xuống phòng ngủ. Được biết thời điểm xảy ra vụ việc, chị P. đã mang thai 22 tuần.
Sau khi gây án, Tiến cầm theo hung khí và đi xe đạp về nhà. Hàng xóm nhà bà N. lúc này mới chạy sang và phát hiện bà N. đã chết. Chị L.T.P nhanh chóng được mọi người đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, thai phụ L.T.P đã tử vong.
Sau đó, đối tượng Phạm Khắc Tiến đã mang theo hung khí đến cơ quan công an đầu thú.
Những điều cần biết về tranh chấp đất đai
Nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ đất đai cũng ngày càng phức tạp. Theo đó, các quan hệ đất đai không còn thuần túy là quan hệ dân sự về tài sản thuộc sở hữu đại diện của nhà nước. Quan hệ đó mang theo rất nhiều sắc thái mới, gắn chặt thêm yếu tố thương mại.
Theo Hiến pháp 2013, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Vậy tranh chấp đất đai là gì?
Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định rõ: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Tranh chấp giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến và phức tạp nhất hiện nay.
Để giải quyết tranh chấp đất đai, cần phải xác định được những dạng tranh chấp đất đai phổ biến. Nên nhớ, đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Đây không phải là tranh chấp về những tài sản gắn liền với đất.
Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 còn có một số quy định khác. Quy định này liên quan đến nội hàm của khái niệm tranh chấp đất đai. Khoản 14, Điều 22 quy định một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Trong đó quy định: “Giải quyết tranh chấp về đất đai; Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai”. Ngoài ra, điều 203 quy định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền này có thể thuộc về Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân.
Trường hợp tranh chấp đất nông nghiệp xử lý thế nào?
Về vấn đề tranh chấp đất nông nghiệp cũng được quy định rõ. Cụ thể, theo Điều 74 Nghị Định 43/2014/NĐ CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ:
“….2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
Về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo như khoản 3 điều 167 Luật đất đai 2013 có quy định rằng:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng. Việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Điều 5 khoản 1 Luật Công chứng quy định: “Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng”.
Từ những điều trên có thể thấy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực khi văn bản được công chứng. Những văn bản này sẽ được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Hoặc những văn bản này sẽ được chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.