meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy định về tranh chấp đất nương rẫy mới nhất bạn nhất định phải biết

Thứ tư, 29/12/2021-17:12

Tranh chấp đất nương trồng ngô, 5 bố con mang dây thừng siết cổ 2 người hàng xóm đến chết. Gây án xong, Diu cùng các con treo hai nạn nhân lên xà nhà rồi bỏ về.

Tranh chấp đất nương rất là tranh chấp thường xảy ra ở những vùng núi và vùng nông thôn. Ở những nơi này, dân tộc thiểu số khai hoang đất đai để làm rẫy. Tranh chấp đất nương tưởng chừng đơn giản. Tuy nhiên, có không ít trường hợp chỉ vì mâu thuẫn ít đất nương, nhiều người mất cả nhân tính lên kế hoạch sát hại cả hàng xóm của mình.

Trong đó, điển hình phải kể đến vụ án rúng động tỉnh Hà Giang xảy ra vào năm 2020. Điều đáng nói, kẻ gây án là 5 bố con ruột. Đó chính là Giàng Chẩn Diu (51 tuổi) cùng 4 con trai là Giàng Seo Sèng (27 tuổi), Giàng Seo Chớ (24 tuổi), Giàng Seo Phàng (22 tuổi) và Giàng Seo Phong (17 tuổi). Tất cả các bị can cùng trú tại thôn Súng Sảng, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần.

 Đối tượng Giàng Chẩn Diu tại cơ quan công an
Đối tượng Giàng Chẩn Diu tại cơ quan công an

Sau khi bị bắt giữ, các bị can khai nhận đã giết 2 người hàng xóm dã man. Những đối tượng này còn dựng hiện trường giả, hòng qua mắt lực lượng chức năng. 

5 bố con rủ nhau giết hàng xóm vì tranh chấp đất nương

Theo thông tin ban đầu, gia đình ông Diu và một hộ gia đình khác trong thôn xảy ra tranh chấp đất nương. Thời điểm đó, Tòa án nhân dân huyện Xín Mần đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự tranh chấp đất đai.

Trong phiên xử, bố của anh Thào Seo Sì (30 tuổi) là ông Thào Chính Dí đã có mặt. Ông Dí làm chứng và xác nhận khu vực nương trồng ngô không thuộc tài sản nhà ông Diu. Điều này đã khiến ông Diu tức giận. Người đàn ông này bắt đầu nảy sinh ý định trả thù. 

 5 bị can bị bắt giữ
5 bị can bị bắt giữ

Đến khoảng 22h ngày 30/10/2020, ông Diu rủ 4 con trai cùng “gây án”. Cả 5 bố con cầm búa và dây thừng đến nhà ông Dí nhưng nhà khóa trái cửa. Thấy thế, 5 người chuyển hướng sang nhà ông Thào Seo Sáng (em ruột của ông Dí, ở sát nhà) để trút giận.

Tại đây, ông Diu cùng 4 con trai đã dùng dây thừng siết cổ ông Sáng cùng anh Sì đến chết. Sau khi gây án, 5 bố con treo 2 nạn nhân lên xà nhà, dựng thành một vụ tự tử rồi bỏ về. 

Các trường hợp tranh chấp đất nương rẫy

Đất nương rẫy là đất đã được các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Tuy nhiên, loại đất này lại chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc chưa cómột trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

Những loại tranh chấp đất nương rẫy thường gặp gồm:

Tranh chấp do đất bị bỏ hoang không canh tác.

Tranh chấp khi đất nương rẫy là di sản chia thừa kế

Tranh chấp do lấn chiếm, sai lệch thông tin về đất nương rẫy liền kề.

 Tranh chấp do đất bị bỏ hoang, không canh tác là tranh chấp phổ biến nhất. Ảnh minh họa
Tranh chấp do đất bị bỏ hoang, không canh tác là tranh chấp phổ biến nhất. Ảnh minh họa

Tranh chấp do quy hoạch, giải tỏa, đền bù,…

Các tranh chấp về mua lại, chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất nương rẫy.

Trong đó, tranh chấp do đất bị bỏ hoang, không canh tác là tranh chấp phổ biến nhất. 

Tranh chấp đất nương rẫy giải quyết thế nào?

Vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc. Những nguyên tắc này bao gồm: 

Nguyên tắc 1: Phải luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Nguyên tắc 2: Phải đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất. Đặc biệt là lợi ích kinh tế. Khuyến khích biện pháp tự hòa giải trong nội bộ nhân dân. 

Nguyên tắc 3: Phải giải quyết với mục đích ổn định kinh tế và xã hội, gắn với phát triển sản xuất và mở mang ngành nghề. Từ đó, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm, quy hoặc của từng địa phương. 

Khởi kiện tranh chấp đất nương rẫy

Trong trường hợp khởi kiện tranh chấp đất nương rẫy. Trình tự và thủ tục giải quyết sẽ như sau:

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai. Nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải để tiết kiệm thời gian đôi bên. 

 Đối với trường hợp tranh chấp đất đai. nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải để tiết kiệm thời gian đôi bên. Ảnh minh họa
Đối với trường hợp tranh chấp đất đai. nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải để tiết kiệm thời gian đôi bên. Ảnh minh họa

Nếu các bên hòa giải không thành, có thể gửi đơn đến UBND xã. Nên nhớ, phải là UBND xã nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết.

Về vấn đề thẩm quyền giải quyết:

Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc có một trong các loại giấy tờ khác được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, Tòa án giải quyết vụ việc này.

Tranh chấp đất đai không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc tranh chấp đất không có một trong các loại giấy tờ nói trên sẽ có 2 hình thức giải quyết như sau:

Thứ nhất, nộp đơn đến UBND cấp có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Với trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư với nhau, Chủ tịch UBND huyện sẽ giải quyết. Nếu đôi bên không đồng ý với quyết định này. Các bên có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh. Hoặc có thể khởi kiện tại Tòa án theo pháp luật tố tụng hành chính.

Trong trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ giải quyết. Nếu các bên không đồng ý quyết định này có thể khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hoặc họ có thể khởi kiện tại Tòa án theo pháp luật tố tụng hành chính.

Thứ hai, khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền theo quy định pháp luật về tố tụng. 

Hồ sơ cần thiết khi yêu cầu hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ gồm nhiều yếu tố. Đó là đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất (hoặc tranh chấp đất nương rẫy). Tài liệu kèm theo. Ví dụ như bản sao quyết định hành chính, bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Ngoài ra còn các tài liệu chứng minh phục vụ yêu cầu giải quyết tranh chấp…

Trường hợp khởi kiện đến Tòa án, hồ sơ sẽ phức tạp hơn. Thứ nhất là đơn khởi kiện. tiếp theo là Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất; Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện. Ngoài ra còn có biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã. Biên bản này phải có chữ ký của các bên tranh chấp. Cuối cùng là các giấy tờ liên quan khác. Những giấy tờ này nhằm chứng minh tình trạng đất đai liên quan đến vấn đề khởi kiện.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

19 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

19 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước