Tranh chấp đất không sổ đỏ giải quyết thế nào để tránh những hậu quả không đáng có?
BÀI LIÊN QUAN
Quy định về tranh chấp đất nương rẫy mới nhất bạn nhất định phải biếtCần làm gì khi xảy ra tranh chấp đất đai với người thân trong gia đình?Nhìn lại vụ truy sát cả nhà em trai vì 50cm đất giáp ranh: Anh em tranh chấp đất đai nên giải quyết thế nào?Án mạng do tranh chấp đất đai trong những năm nay không còn hiếm lạ. Đặc biệt là hàng xóm, anh chị em xô xát, mâu thuẫn chuyện đất cát nhiều khi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, điển hình như vụ việc mới xảy ra hồi tháng 12 vừa qua.
Giết chị họ, tự sát vì tranh chấp đất đai
Theo VOV dẫn lại thông tin từ ông Đoàn Văn Luận, Chủ tịch UBND xã Đào Viên (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) ngày 24/12/2021 cho biết, một vụ án mạng nghiêm trọng đã xảy ra vào khoảng 5h sáng ngay trên địa bàn xã. Được biết, vụ án mạng này xảy ra giữa hai chị em là con chú và con bác ruột.
Danh tính hai nạn nhân được xác định là bà Đào Thị Nam (SN 1965, thôn Lầy) và Đinh Văn Bằng (SN 1963, người em con chú họ của bà Nam). Đến trưa cùng ngày, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra và làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Cơ quan chức năng bước đầu xác định, ông Bằng đã tự sát sau khi chém bà Nam tử vong. Chính quyền địa phương cũng cho biết, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân ban đầu là do giữa ông Bằng và bà Nam xảy ra tranh chấp đất đai. Nhà của hai nạn nhân ở sát nhau.
Liên quan đến vụ việc, bà Đinh Thị Hiền (thôn Lầy, xã Đào Viên) là em ruột của ông Bằng cho biết, ông Bằng và bà Nam xảy ra mâu thuẫn về việc tranh chấp đất đai đã nhiều năm nay. Đó là thửa đất do cha ông để lại và chưa có sổ đỏ.
Trước đây, thừa đất này được trao đổi thỏa thuận và thống nhất bằng miệng giữa ông Bằng và vợ chồng ông Hoạt (bà Nam là vợ hai của ông Hoạt) từ những năm 1989. Ông Bằng và ông Hoạt vốn là hai anh em con chú và con bác ruột. Mọi chuyện đều bình thường cho tới khi cả hai vợ chồng ông Hoạt qua đời.
Cuối năm 2020, bà Nam có kiện tụng ông Bằng về quyền sở hữu thửa đất này. Cứ ngỡ mọi chuyện chỉ dừng ở mức mâu thuẫn nhưng ai ngờ lại nguồn cơn dẫn tới vụ án mạng nghiêm trọng.
Tranh chấp đất không có sổ đỏ giải quyết như thế nào?
Trong mối quan hệ pháp luật đất đai, việc tranh chấp sẽ bao gồm tranh chấp đất đai và tranh chấp về việc liên quan đến đất đai. So với những mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ), tranh chấp đất đai không có sổ đỏ sẽ phức tạp hơn. Nguyên nhân bởi, tất cả các bên tranh chấp đều không có giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất của mình.
Đối với việc tranh chấp đất không có sổ đỏ sẽ được xử lý như sau:
Hòa giải tại UBND cấp xã
Đối với việc tranh chấp đất đai không có sổ đỏ, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau hoặc giải quyết thông qua việc hòa giải ở cơ sở, dựa theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013.
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, trong trường hợp tranh chấp đất đai nhưng các bên không hòa giải được thì gửi đơn tới UBND xã, phường, thị trấn - nói chung là cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.
Tuy nhiên, chỉ những tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì mới bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã. Còn với những tranh chấp khác có liên quan tới quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất… Những trường hợp này không bắt buộc phải hòa giải ở UBND cấp xã.
Thế nhưng, có thể khẳng định rằng, tranh chấp đất đai dù có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không đều phải tiến hành hòa giải ở UBND cấp xã nơi xảy ra tranh chấp đất.
Tiến hành khởi kiện hoặc yêu cầu UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết
Theo như khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, trong trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành, đương sự không có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc không có một trong số các loại giấy tờ được quy định ở Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, đương sự chỉ được chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp như sau:
Hình thức 1: Tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Hình thức 2: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền tương đương.
Trong trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND, quy trình sẽ được thực hiện như sau:
Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.