meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tranh chấp đất nương giữa hàng xóm với nhau: Phải giải quyết thế nào để tránh hậu quả đáng tiếc

Thứ tư, 09/02/2022-18:02
Đất đai vốn là vật vô tri. Tuy nhiên, nhiều khi chỉ vì tranh chấp đất nương mà giữa hàng xóm với nhau lại xảy ra mâu thuẫn, xô xát, thậm chí là án mạng kinh hoàng.

Tranh chấp đất nương là tranh chấp quen thuộc hay xảy ra ở những vùng núi và vùng nông thôn. Đây là những nơi mà người dân (chủ yếu là dân tộc thiểu số) khai hoang đất đai để làm nương rẫy. Việc tranh chấp đất nương tưởng chừng đơn giản nhưng không ít trường hợp hàng xóm láng giềng chỉ vì mâu thuẫn chuyện đất nương mà xảy ra xô xát, dẫn tới những sự việc đau lòng. 

Giết gia đình 3 người hàng xóm rồi tự tử vì tranh chấp đất nương

Vụ việc xảy ra từ năm 2017 nhưng vẫn khiến nhiều người ớn lạnh mỗi khi nghĩ lại. Cụ thể, vào chiều 12/2, thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết, cơ quan điều tra đã tiến hành bắt giữ đối với nghi phạm Sùng A Thò (31 tuổi, trú tại bản Ma Lù Thàng, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) để điều tra về hành vi Giết người. Tuy nhiên, nghi phạm sát hại 3 người hàng xóm vào chiều 11/2 đã tử vong sau đó.

Thiếu tướng Sùng A Hồng cho biết, chiều 12/2, cơ quan điều tra đã bắt được đối tượng này ở một bản khác trong tình trạng bất tỉnh. Khi được lực lượng chức năng đưa đi cấp cứu, nghi phạm này đã tử vong, nghi là do ăn lá ngón tự tử. 


Hiện trường vụ án
Hiện trường vụ án

Trước đó, vào chiều 11/2, Công an huyện Mường Chà nhận được tin báo về vụ án mạng nghiêm trọng khiến 3 người tử vong xảy ra tại bản Ma Lù Thàng. Những nạn nhân này đều là người trong một gia đình, danh tính được xác định là: ông Sùng Sái Dơ (67 tuổi), bà Vừ Thị Dợ (66 tuổi, vợ ông Dơ) và con trai là Sùng A Hồ (16 tuổi). 

Được biết, tất cả nạn nhân đều bị tấn công bằng vật sắc nhọn, hiện trường vụ án chính là nương của gia đình ông Dơ. Ngay khi nhận được tin báo, cơ quan điều tra tỉnh Điện Biên đã nhanh chóng lập chuyên án để tiến hành điều tra vụ việc. Ban chuyên án bước đầu xác định nghi phạm gây ra thảm án này chính là Sùng A Thò - hàng xóm của ông Dơ.

Sau đó, Ban giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã huy động hơn 200 cảnh sát hình sự cùng cảnh sát cơ động và các lực lượng chức năng nhanh chóng truy bắt nghi phạm gây án và quyết định truy nã đối với đối tượng Sùng A Thò. Bước đầu, cơ quan điều tra nhận định, nguyên nhân dẫn tới án mạng bắt nguồn từ tranh chấp đất nương. Sau khi gây án, Thò đã bỏ trốn rồi ăn lá ngón tự tử. 

Phương thức để xác lập quyền sử dụng đất nương rẫy

Luật Đất đai 2013 quy định bốn phương thức xác lập quyền sử dụng đất nói chung và đất nương rẫy nói riêng. Cụ thể 4 phương thức này bao gồm:

Giao đất: Việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất;

Thuê đất của nhà nước: Việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất;


Lực lượng chức năng tiến hành điều tra vụ việc
Lực lượng chức năng tiến hành điều tra vụ việc

Công nhận quyền sử dụng đất: Việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định;

Nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua giao dịch: Việc nhận chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Các trường hợp tranh chấp đất nương rẫy

Đất nương rẫy là loại đất được các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong những loại giấy tờ đã được Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định. Các trường hợp tranh chấp đất nương rẫy bao gồm:

Tranh chấp do đất bị bỏ hoang không canh tác.

Tranh chấp khi đất nương rẫy là di sản chia thừa kế.

Tranh chấp do lấn chiếm, sai lệch thông tin về đất nương rẫy liền kề.

Tranh chấp do quy hoạch, giải tỏa, đền bù,…

Các tranh chấp về vấn đề mua lại, chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất nương rẫy.

Trong đó, vấn đề tranh chấp đất nương bị bỏ hoang, không canh tác là tranh chấp đất nương thường gặp nhất.

Tranh chấp đất nương giữa hàng xóm với nhau giải quyết như thế nào?

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất nương rẫy

Điều 202 Luật Đất đai 2013 có nêu, Nhà nước khuyến khích giải quyết tranh chấp đất nương bằng phương pháp hòa giải, có thể là tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp đất không thể hòa giải được thì sẽ gửi đơn lên UBND cấp xã - nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Bảo vệ quyền lợi trong việc tranh chấp đất nương rẫy

Để bảo vệ quyền lợi các bên trong vấn đề tranh chấp đất nương rẫy, những vấn đề cần chú ý dưới đây: 

Thu thập những chứng cứ và chứng minh quyền sử dụng đất: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất chính là cốt lõi của tranh chấp. Do đó, những người tham gia tranh chấp cần phải thu thập đầy đủ giấy tờ để rút ngắn và đơn giản hóa quá trình tranh chấp. 

Thu thập tài liệu, giấy tờ, biên lai thuế sử dụng đất: Đối với những trường hợp không có giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất thì những tài liệu, biên lai thuế sử dụng đất chính là chứng cứ quan trọng. Thế nhưng, việc nộp thuế sử dụng đất không hẳn là căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất nhưng lại là chứng cứ quan trọng để xác định việc sử dụng đất ổn định và lâu dài. 

Tìm hiểu kỹ và nắm chắc các mốc thời gian sử dụng đất: Để phù hợp với thực tế, mỗi thời kỳ pháp luật sẽ có những quy định khác nhau. Mỗi vụ việc cần áp dụng đúng điều luật, nắm thế chủ động khi phát sinh tranh chấp. 

Trên đây là những điều cần biết về tranh chấp đất nương rẫy giữa hàng xóm với nhau. Hi vọng bài viết giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề và biết cách giải quyết phù hợp. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước