Anh em tranh chấp đất đai vì bố mẹ không để lại di chúc nên giải quyết như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Anh em tranh chấp nhau vì căn nhà của cha mẹ: Trường hợp này giải quyết thế nào?Hàng xóm tranh chấp đất đai giải quyết như nào để tránh hậu quả đáng tiếc?Anh em ruột tranh chấp đất đai nên giải quyết như thế nào?Anh em tranh chấp đất đai vì xây nhà thờ cho bố mẹ
Theo Công an TP.HCM đưa tin về vụ việc xảy ra năm 2016 cho thấy, vụ việc bắt nguồn từ một lá đơn khởi kiện. Người đâm đơn khởi kiện là ông Nguyễn Đình Linh (SN 1950, trú khối 12 thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Theo như lá đơn này, bố ông là Ông Nguyễn Đình Kha (SN 1902) và bà Nguyễn Thị Rơi (SN 1907) có tổng cộng 8 người con, gồm: ông Nguyễn Đình Thiêm (SN 1930), bà Nguyễn Thị Tý (SN 1936) Nguyễn Thị Thìn (SN 1940) Nguyễn Đình Vỹ (SN 1945, mất năm 2015), Nguyễn Đình Sâm (SN 1949), Nguyễn Đình Linh (SN 1950), Nguyễn Đình Hồng (SN 1961) và con út là Nguyễn Văn Hưng (SN 1964) .
Ông Kha và bà Rơi qua đời lần lượt vào năm 1987 và 2005. Hai ông bà qua đời nhưng không để lại di chúc thừa kế đối với miếng đất 756m2. Thời điểm đó, miếng đất này do vợ chồng người con út là ông Nguyễn Văn Hưng và bà Đặng Thị Dần ở, được chính quyền UBND huyện Quỳnh Lưu cấp GCNQSDĐ số 1445860 ngày 10-1-1997.
Tháng 8-2014, 8 anh chị em trong gia đình bàn nhau xây nhà thờ cho bố, mẹ. Họ tính sẽ trích 200-250m2 đất trong số 750m2 đất chung. Tuy nhiên, ông Hưng không đồng ý vì cho rằng đó là tài sản riêng của mình và khởi kiện ra tòa. Lúc này mới phát hiện tờ GCNQSDĐ của ông Hưng có nhiều sai phạm nghiêm trọng. Lỗi này là do UBND huyện Quỳnh Lưu khi cấp GCNQSDĐ đã không thực hiện đúng trình tự, thủ tục.
Theo đó, người được cấp GCNQSDĐ không có đơn yêu cầu cấp và không xác định rõ nguồn đất còn ông Kha và bà Rơi lại không để lại di chúc thừa kế. Do đó, việc cấp GCNQSDĐ cho ông Hưng đã vi phạm điều 21, điều 2 luật đất đai năm 1993 cùng khoản 2, mục 1 công văn số 1427/CVĐC ngày 13-10-1995 của tổng cục địa chính về hướng dẫn sử dụng đất đai, cấp GCNQSDĐ.
Vì thế, đến ngày 22-9-2015, TAND huyện Quỳnh Lưu đã tuyên hủy 1 phần GCNQSDĐ số 144 5860 ngày 10-1-1997 của UBND huyện Quỳnh Lưu và phân chia tài sản theo tỷ lệ hàng thừa kế 8 anh chị em. Trong đó, ông Nguyễn Đình Linh được giao sử dụng 226,1 m2 đất còn ông Nguyễn Thế Hưng được giao sử dụng 128,8 m2 trong tổng số 756 m2 chung.
Bên cạnh đó, ông Linh phải giao lại cho ông Hưng 414 ngàn đồng, ông Linh được sử dụng 1 ốt xây bằng táp lô lợp prô xi măng diện tích 40,5m2. Còn 58,96m2 diện tích còn lại trong thửa đất sẽ tạm giao cho ông Nguyễn Thế Hưng quản lý và phân chia sau. Theo đó, việc xây nhà thờ cho bố mẹ vẫn sẽ được thực hiện.
Tuy nhiên, trong 3 lần triệu tập phiên tòa sơ thẩm ông Hưng đều vắng mặt. Sau khi phiên tòa kết thúc, đúng theo quy định thì nguyên đơn Nguyễn Thế Hưng có kháng cáo và cho rằng, bảng thẩm định tài sản trên đất của TAND huyện Quỳnh Lưu chưa khách quan. Bên cạnh đó, phiên tòa chỉ nói đến công cải tạo, canh giữ của mình và tiếp tục làm đơn kháng cáo. Không chỉ vắng mặt cả 3 lần trong các phiên tòa, ông Hưng còn bỏ trốn khi TAND huyện tìm đến nhà.
Vì thế, trong phiên tòa phúc thẩm xét xử lần 1 ngày 29-1-2016 của TAND tỉnh Nghệ An, ông Hưng một mình nêu ý kiến và yêu cầu tòa án phải chia cho mình 200m2 đất chứ không phải 128.8m2. Đến phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 29-2-2016, ông Hưng một lần nữa lại yêu cầu như cũ, không căn cứ vào các điều khoản của bộ luật tố tụng hình sự, luật hành chính để phiên tòa tiếp tục bị hoãn. Ngoài ra, việc xây nhà thờ cho ông bà, bố mẹ của 8 người con vẫn chưa thể thực hiện được khiến cho anh em thất vọng, chán nản vì chưa làm tròn bổn phận với tổ tiên.
Cha mẹ qua đời không để lại di chúc thì tài sản được phân chia thế nào?
Trong trường hợp cha mẹ qua đời mà không để lại di chúc, phần di sản thừa kế của cha mẹ sẽ được phân chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Điều này dựa theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định. Cụ thể, quy định này như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó, phần di sản thừa kế của cha mẹ khi qua đời mà không có di chúc sẽ được chia đều cho những người thừa kế thứ nhất bao gồm: Bố mẹ của người mất (nếu có), tất cả con cái của người đã mất.
Trên đây là những điều cần biết về vấn đề tranh chấp đất đai do bố mẹ không để lại di chúc khi qua đời. Hi vọng những thông tin này giúp mọi người hiểu hơn và biết cách giải quyết khi rơi vào trường hợp tương tự.