Trớ trêu cháu chết, cha con cậu vào tù vì tranh chấp mảnh đất trồng rau
BÀI LIÊN QUAN
Bỗng nhớ lại tranh chấp cũ, cụ ông U80 sát hại hàng xóm rồi phi tang: Miếng đất còn nặng hơn tình người4 người bỏ mạng vì thảm án tranh chấp đất vùng cao: Cần phải có giải pháp giải quyết phù hợpCầm búa đập hàng xóm vì tranh chấp rãnh nước sát nhà: Nên xử lý thế nào?Dù xảy ra đã lâu, mỗi lần nhắc lại vụ việc tại thôn Thái Bạt, xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì (Hà Nội) năm 2015 lại khiến nhiều người bàng hoàng. Nhiều người không dám tin, một người đàn ông đã ngoài 70 tuổi ra tay sát hại chính đứa cháu ruột của mình. Nguyên nhân vụ việc xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống. Được biết, giữa 2 bên gia đình trước đó đang tranh giành một mảnh đất trồng rau ở ngoài khu vực đồng làng.
Vì một mảnh đất trồng rau, một gia đình mất đi trụ cột, một gia đình bố con dắt nhau vào tù
Vào khoảng 18h40 ngày 21/12/2015, khi đó trời đã nhá nhem tối, anh Nguyễn Việt H. (SN 1970, trú tại thôn Thái Bạt, xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì) trên đường về nhà, trên người sẵn hơi men nên đã đứng trước cửa nhà anh Dương Văn Đạo (SN 1975, trú cùng thôn) chửi bới bâng quơ. Chuyện là, anh H. vẫn còn tức tối về chuyện tranh chấp mảnh đất trồng rau giữa hai bên gia đình.
Thấy vậy, anh Đạo đã nói lại chuyện này với bố đẻ của mình là ông Dương Văn Đức (SN 1945). Sau đó, giữa hai bên đã lời qua tiếng lại rồi xảy ra xô xát. Cho rằng hai bố con Đức bắt nạt mình, anh H. chửi bới ầm ĩ và thách thức đối phương. Sau đó, vợ anh H. là chị D. ra can ngăn thì ai về nhà nấy.
Do hai gia đình ở sát vách nên chỉ 5 phút sau, anh H. lại ra đứng ở vườn nhà mình rồi chửi vọng sang. Trên tay anh H. còn cầm theo một cành keo dài khoảng 1m để cố thủ. Sau đó, ông Đức cũng cầm một gậy tre dài, phía đầu gắn lưỡi kim loại mũi nhọn chạy tới thách thức anh H. Hai bên tiếp tục lời qua tiếng lại, không ai chịu nhường ai.
Anh Đạo đang ngồi trong nhà, nghe thấy tiếng cãi nhau liền chạy ra, cầm theo khúc gỗ dài để bênh vực bố mình. Vợ anh H. cũng chạy ra can ngăn. Sau một hồi chửi nhau, hai bên lao vào ẩu đả. Lúc này, ông Đức cầm xiên nhọn đâm vào ngực anh H., anh Đạo cũng xông đến cầm gậy chọc vào ngực nạn nhân khiến anh H. gục xuống đất.
Sau đó, dù đã được người thân đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, anh H. đã tử vong trên đường tới bệnh viện. Sau 2 năm đến khi ra tòa, người thân của anh H. vẫn không khỏi bức xúc, khi mà chính cậu ruột đã ra tay tước đoạt mạng sống của cháu mình, khiến mẹ con chị D. lâm vào cảnh mẹ góa con côi.
Trong phiên tòa, cả hai cha con bị cáo đều tỏ ra ăn năn, thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Các bị cáo đã rất ân hận và quay xuống xin lỗi mẹ con chị D., cũng như xin lỗi tất cả mọi người trong gia đình. Đồng thời, hai bị cáo cùng xin HĐXX cho hưởng một bản án khoan hồng để sớm được về làm lại cuộc đời.
Người thân trong nhà tranh chấp đất đai nên giải quyết như thế nào?
Với việc tranh chấp đất đai xảy ra giữa những người thân trong gia đình, phương pháp giải quyết tốt nhất chính là hòa giải.
Hòa giải tranh chấp đất đai gồm 2 loại. Thứ nhất là hòa giải tự nguyện. Trong quá trình xảy ra tranh chấp, các bên có thể tự tiến hành hòa giải với nhau hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở (thông qua hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải cơ sở).
Thứ hai là hòa giải bắt buộc tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Nếu tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) mà không được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì Tòa án sẽ trả đơn khởi kiện khi các bên nộp hồ sơ khởi kiện hoặc UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh từ chối tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai dù thuộc thẩm quyền của những cơ quan này. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP như sau:
“2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”
Hồ sơ, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
Đây là hồ sơ (đơn yêu cầu hòa giải) và thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (một số nội dung đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP), thủ tục hòa giải được tiến hành như sau:
Bước 1: Một hoặc các bên tranh chấp nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp
Bước 2: Tiếp nhận đơn
Bước 3: Giải quyết
Trên đây là những thông tin về các bước hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai. Hi vọng bài viết giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề, biết cách giải quyết khi gặp trường hợp tương tự để tránh được hậu quả đau lòng.