meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

4 người bỏ mạng vì thảm án tranh chấp đất vùng cao: Cần phải có giải pháp giải quyết phù hợp

Thứ ba, 01/03/2022-17:03
Câu chuyện thảm án xảy ra nhiều năm trước ở bản Ma Lù Thàng chỉ là một trong số ít những trường hợp xảy ra do mâu thuẫn tranh chấp đất nương. Nếu có giải pháp thỏa đáng, kịp thời thì có lẽ đã không xảy ra vụ việc đau lòng, đáng sợ như thế.

Ở nhiều địa phương vùng cao của tỉnh Điện Biên xảy ra thực trạng đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), hoặc đất cấp trong sổ không giống như thực tế, đất không có giấy tờ. Chưa kể, một bộ phận người dân còn thiếu hiểu biết, không chịu đăng ký quyền sử dụng đất. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm dẫn tới nhiều hệ lụy, gây mất an ninh trật tự và nhiều vụ án đau lòng. 

Thảm án đau lòng vì tranh chấp đất đai

Đã 5 năm trôi qua nhưng mỗi lần nhắc tới chuyện cũ nhiều người dân xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà (Điện Biên) vẫn không khỏi xót xa. Nhiều năm nay, căn nhà gỗ nhỏ hoang vắng của ông Sùng Sái Dơ (SN 1950, dân tộc Mông) lúc nào cũng cửa đóng then cài, u ám đến rợn người. Ông Dơ chính là một trong những nạn nhân trong vụ án mạng xảy ra đầu năm 2017.

Vụ thảm án chấn động vùng sơn cước đã khiến 4 người tử vong, nguyên nhân đến từ tranh chấp đất nương. Cả vợ chồng ông Dơ, người con trai út và kẻ gây án đều đã chết. Anh Sùng A Hí (SN 1997, con trai thứ 7 của nạn nhân Sùng Sái Dơ) cho biết, người gây ra thảm án, khiến gia đình anh chìm trong tang tóc sau đó đã ăn lá ngón tự tử. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Mảnh đất tranh chấp có nguồn gốc không ai rõ. Có khi cả bản Ma Lù Thàng cũng không ai có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hay bản đồ phân định rõ ranh giới cho đất canh tác của từng hộ. Tuy nhiên, chính mảnh đất tranh chấp này đã phải đánh đổi bằng 4 mạng người trong cùng một họ, khiến nhiều người sợ hãi, xót xa. 

Mỗi lần nhắc tới vụ việc, ông Hạng Sáy Dua - Bí thư Đảng ủy xã Huổi Lèng đều thở dài. Nơi đây vốn địa bàn đồi núi dốc, đất đai canh tác ít nhưng nhân khẩu lại tăng lên từng ngày. Tình trạng thiếu đất sản xuất xảy ra khiến việc tranh chấp đất ở, tranh chấp đất nương ngày càng phổ biến.

Chính quyền cơ sở phải liên tục giải quyết tranh chấp đất từng tháng, từng năm mà vẫn không thể giải quyết dứt điểm được. Ông Dua nhấn mạnh: “Công tác quản lý đất đai và nhiều mặt khác của địa phương còn nhiều khó khăn, khi thủ tục cấp sổ đỏ cho các hộ gia đình chưa được hoàn chỉnh, việc phân định ranh giới đất cho các hộ không rõ ràng, chưa kể cán bộ có chuyên môn còn thiếu”.

Nguyên nhân thực sự là gì?

Câu chuyện thảm án xảy ra nhiều năm trước ở bản Ma Lù Thàng chỉ là một trong số ít những trường hợp xảy ra do mâu thuẫn tranh chấp đất nương. Nếu có giải pháp thỏa đáng, kịp thời thì có lẽ đã không xảy ra vụ việc đau lòng, đáng sợ như thế.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Thực tế, những sự việc đau lòng tương tự vẫn có thể tiếp tục xảy ra ở bất cứ nơi đâu không riêng gì bản Ma Lù Thàng. Cho tới tận ngày nay, hàng chục hộ dân ở nơi đây chưa biết sổ đỏ là gì. Những mảnh nương được phân định ranh giới đơn giản chỉ bằng những hàng rào đá thô sơ. Thậm chí, UBND xã Huổi Lèng còn thống kê rằng, 70% số hộ dân trên địa bàn chưa làm được sổ đỏ.

Liên quan đến vấn đề này, Đại tá Vũ Tiến Dũng - Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết: Khi có tranh chấp đất nương xảy ra, nếu các ngành chức năng, đặc biệt là cơ quan quản lý về đất đai địa phương không vào cuộc kịp thời và không có những rà soát, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân thì sẽ không giải quyết dứt điểm được vụ việc.

Thời gian vừa qua, mỗi khi có vụ việc tranh chấp đất xảy ra thì chính quyền địa phương ở tỉnh Điện Biên thường xuyên áp dụng công tác hòa giải, tuyên truyền và vận động người dân nâng cao hiểu biết. Tuy nhiên, đây chỉ là cách giải quyết tạm thời. Tốt nhất lên phân định rõ ranh giới đất đai, tiến hành cấp sổ đỏ cho người dân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước