meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chú dùng súng bắn vợ chồng cháu ruột vì tranh chấp đất: Nên giải quyết thế nào cho thỏa đáng?

Thứ ba, 22/02/2022-10:02
Nhiều vụ tranh chấp đất đai giữa anh em ruột, người thân trong nhà với nhau vì không được giải quyết thỏa đáng mà dẫn tới những vụ việc đau lòng, đáng tiếc.

Tranh chấp đất đai, dùng súng bắn vợ chồng cháu ruột trọng thương

Mới đây, Công an huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Vi Văn Thoại (sinh năm 1970, trú tại thôn Nà Đon, xã Đội Cấn, huyện Tràng Định) về hành vi giết người. 

Được biết, giữa Vi Văn Thoại và gia đình anh trai ruột mâu thuẫn đất đai nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Đến khoảng 16h ngày 27/1, Thoại sau khi đi rừng săn thú về tới ngã 3 Pò Deng thuộc thôn Nà Đon, xã Đội Cấn, huyện Tràng Định liền nấp sau bụi cây ven đường mật phục, dùng súng tự chế có tra đầu đạn vũ khí quân dụng để bắn vợ chồng cháu ruột là anh Vi Văn Bình (sinh năm 1991) và chị Nông Thị Huệ (sinh năm 1990, cùng thú tại thôn Nà Đon).


Vi Văn Thoại khi bị bắt giữ
Vi Văn Thoại khi bị bắt giữ

Hai nạn nhân đã hô hoán người dân đưa đi cấp cứu. Chị Huệ bị trúng 1 viên đạn còn anh Bình trúng 16 viên đạn vào nhiều bộ phận xung yếu của cơ thể. Sau khi gây án, đối tượng Thoại đã trốn sang Trung Quốc làm thuê. Đến ngày 12/2, Thoại quay trở về, trốn trong hang gần nhà cùng chiếc hầm được đào từ trước ở khu đồi Khuổi Kẹn, thôn Nà Đon, xã Đội Cấn cùng với vợ của mình là bà Hoàng Thị Duyên.

Một tối, Thoại một mình quay trở về nhà thì bị công an bắt giữ, riêng bà Duyên đã bỏ trốn khỏi địa phương. Tại nơi Thoại lẩn trốn, lực lượng chức năng thu giữ nhiều tang vật gồm 1 khẩu súng tự chế cùng hơn 60 viên đạn, 233gam đạn bi gang, 81,8gam thuốc súng và nhiều tang vật liên quan. Tại cơ quan điều tra, đối tượng thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. 

Tranh chấp đất đai giữa anh em ruột phải giải quyết như thế nào?

Từ xưa đến nay, tranh chấp đất đai không phải là chuyện hiếp gặp. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận hay hòa giải, tránh những mâu thuẫn không đáng có thì có thể nhờ đến pháp luật can thiệp. 

Giải quyết tranh chấp bằng cách hòa giải

Khi tranh chấp đất đai giữa anh em ruột hay người thân trong nhà, hòa giải là biện pháp đầu tiên cần áp dụng. Bằng cách này, mọi người sẽ cùng nhau nhìn nhận lại sự việc, sau đó bàn bạc và thỏa thuận để đi đến quyết định cuối cùng. Chưa kể, việc hòa giải tranh chấp đất đai giữa anh em ruột giúp hạn chế tối đa mâu thuẫn có thể xảy ra. 

Đây cũng là biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai được khuyến khích thực hiện tại Luật Đất đai 2013. Cụ thể, Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai giữa anh em ruột:

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Trong trình tự hòa giải cần có sự phối hợp cùng ủy ban MTTQ cấp xã cũng như các tổ chức thành viên của ban mặt trận, các tổ chức khác.

Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai giữa anh em ruột cần được thực hiện không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Sau cuộc hòa giải,cần phải có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai kèm chữ ký xác nhận thành hoặc không thành của UBND cấp xã. Biên bản được lưu tại UBND xã nơi có tranh chấp cũng như được gửi tới các bên tranh chấp.

Căn cứ khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, kết quả hòa giải tranh chấp đất đai được giải quyết như sau:

Đối với trường hợp hòa giải tranh chấp thành công mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến cơ quan có thẩm quyền. Tại đây, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp hòa giải tranh chấp đất không thành công hoặc sau khi hòa giải thành công, có ít nhất 01 trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành. Đồng thời, hướng dẫn các bên tranh chấp đất đai gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Gửi đơn thư đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, quy định như sau: “Đối với tranh chấp người có quyền sử dụng đất chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện. 

Đối với tranh chấp khác liên quan tới quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Trong trường hợp tranh chấp nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất, thì phải thực hiện hòa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện.

Trường hợp tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho, tranh chấp thừa kế,… thì không nhất thiết phải thực hiện hòa giải tại cơ sở. Các bên có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Theo khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp này, Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp 2: Không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này. Trong trường hợp này chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức sau:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước