Vác dao dọa chém người vì tranh chấp: Gây thương tích cho người khác khi tranh chấp đất đai xử lý thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Hàng xóm tranh chấp lối đi chung nên giải quyết như thế nào?Đốt nhà hàng xóm vì tranh chấp đất: Của cải vật chất còn hơn cả tình làng nghĩa xóm?Anh em tranh chấp đất đai vì bố mẹ không để lại di chúc nên giải quyết như thế nào?Dọa chém người, đánh cả công an và vợ can ngăn vì tranh chấp đất đai
Ngày 15/2, Công an quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã tiến hành tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hữu Mỹ và Nguyễn Quốc Huy (cùng 46 tuổi, cùng ngụ P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu) về hành vi chống người thi hành công vụ. Vụ việc có liên quan tới vấn đề tranh chấp đất đai.
Trước đó, vào chiều ngày 14/2, mọi người đã có cuộc gặp mặt đầu năm tại nhà thờ tộc họ Nguyễn tại Hoàng Thị Loan, phường Hòa Minh. Trong lúc uống rượu, Mỹ nhớ lại chuyện mâu thuẫn đối với gia đình bà P.T.K.T ở cạnh nhà thờ tộc Nguyễn trong việc tranh chấp đất đai. Sau đó, đối tượng cầm dao chặt một số cây cối của nhà bà T., thậm chí còn dọa chém người này.
Ngay khi nhận được tin báo, Công an phường Hòa Minh đã phân công Thiếu tá Lê Tấn Tùng và Trung úy Nguyễn Phú Hoàng đến giải quyết vụ việc. Tại đây, tối tượng Mỹ đã xúc phạm, chửi bới hai đồng chí công an bằng những lời lẽ thô tục. Dù vợ hết sức khuyên can nhưng Mỹ nhất quyết không nghe. Đối tượng nổi điên đánh và xô vợ ngã xuống đất.
Trước tình huống này, Trung úy Hoàng liền ra tay ngăn cản. Thấy thế, Mỹ liền kéo mũ bảo hiểm, vật ngã công an xuống đường. Bạn của Mỹ là Huy cũng xông tới, đá tới tấp vào người của Trung úy Hoàng.
Sau đó, Thiếu tá Hùng và Trung úy Hoàng đã gọi Công an phường Hòa Minh tăng cường lực lượng đến khống chế hai đối tượng Mỹ và Huy. Hai đối tượng này bị đưa về trụ sở, bị bàn giao cho Công an quận Liên Chiểu thụ lý hành vi chống người thi hành công vụ.
Những hành vi được xem là cố ý gây thương tích cho người khác
Những hành vi được xem là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gồm:
Dùng hung khí, vũ khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho người khác.
Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác.
Đánh người khác dẫn đến thương tật.
Tội cố ý gây thương tích theo quy định pháp luật
Có thể thấy, hành vi gây thương tích cho người khác chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Những người có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác là hành vi phạm tội, bao gồm những hành vi: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho người khác; Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Thuê người gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác; Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác do được thuê; Có tính chất côn đồ.
Gây thương tích cho người khác khi tranh chấp đất đai xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì hành vi gây thương tích gây tổn hại đến sức khỏe người khác do tranh chấp đất đai sẽ được xử lý như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác”.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh việc xử phạt hành chính, những hành vi gây thương tích do tranh chấp đất đai ở mức độ nghiêm trọng hơn sẽ phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi gây thương tích gây tổn hại đến sức khỏe của người khác khi tranh chấp đất đai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất và mức độ thương tật của nạn nhân. Cụ thể:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi gây tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% những thuộc trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 của Bộ luật hình sự 2015.
Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với hành vi gây tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật này.
Phạt tù từ 04 năm đến 07 năm đối với hành vi gây tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với hành vi gây tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 134 Bộ luật này.
Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm đối với hành vi gây tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
Làm chết 02 người trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Trên đây là những thông tin về việc xử lý đối với hành động cố ý gây thương tích cho người khác do tranh chấp đất đai. Hi vọng bài viết giúp mọi người hiểu vấn đề hơn, biết cách giải quyết phù hợp, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.