meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sát hại hàng xóm vì 0,3m đất: Tranh chấp đất ranh giới giữa hai gia đình nên giải quyết thế nào?

Thứ sáu, 18/02/2022-15:02
Được biết, gia đình Dưỡng và gia đình nạn nhân đang tranh chấp 0,3m (bề ngang) đất nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết ổn thỏa. Trước đó khoảng 1 tháng, Dưỡng từng gây gổ, cầm dao đuổi đánh chồng chị Hồng nhưng không thanh.

Sát hại hàng xóm vì 0,3m đất tranh chấp

Ngày 26/9/2011, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã tiến hành bắt giữ Nguyễn Mộng Dưỡng (SN 1958, trú tại ấp Láng Me, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ) để điều tra về hành vi giết người.

Cụ thể, vào khoảng 5h ngày 25/9, người dân địa phương khi trên đường đi lễ về ngang khu vực vườn cà phê ở khu vực ấp Láng Me thì phát hiện một đôi dép nữ ở ngay cạnh đường đi. Sau đó, mọi người bàng hoàng khi thấy chị Trần Thị Tuyết Hồng (SN 1978, ngụ tại ấp Láng Me) tử vong ngay dưới gốc cà phê.

Người dân vội vàng báo tin lên cơ quan chức năng. Nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã nhanh chóng tới hiện trường, tiến hành khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai của các nhân chứng để điều tra, làm rõ vụ việc. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định, nạn nhân tử vong do nhiều vết thương sâu ở đầu, do vật cứng gây ra. 


Hiện trường vụ án mạng
Hiện trường vụ án mạng

Nhận định đây là một vụ án mạng nghiêm trọng, cơ quan điều tra nhanh chóng khoanh vùng những đối tượng khả nghi. Dựa vào những manh mối tại hiện trường cùng với những tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra nhanh chóng xác định đối tượng gây án là Nguyễn Mộng Dưỡng (hàng xóm của chị Hồng). Sau đó, Dưỡng đã bị bắt giữ sau 3h gây án khi đang có ý định bỏ trốn tại địa phương. 

Tại cơ quan điều tra, Dưỡng đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Rạng sáng ngày 25/9, Dưỡng lễ sớm về nhà thì thấy chị Hồng một mình ra khỏi nhà khi trời còn nhá nhem tối. Thấy thế, Dưỡng liền bám theo, khi chị Hồng tới điểm vắng cách nhà khoảng 120m, Dưỡng chạy lên và vật chị ngã xuống đường. Sau đó, Dưỡng nhặt thêm những cục đá bên đường đập liên tiếp vào đầu, mặt khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. 

Thấy chị Hồng đã chết, Dưỡng kéo xác nạn nhân vào rẫy cà phê cách đó khoảng 7m để che giấu. Sau đó, Dưỡng còn tháo bông tai và nhẫn vàng để đánh lạc hướng điều tra rằng đây là một vụ giết người, cướp tài sản. Sau đó, Dưỡng về nhà tắm sạch sẽ, giặt sạch áo khoác còn dính máu. 6h sáng, Dưỡng quay lại hiện trường nghe ngóng tình hình, khi về nhà chuẩn bị bỏ trốn thì bị công an bắt giữ.

Về nguyên nhân gây án, Dưỡng cho biết do gia đình hai bên xảy ra tranh chấp 0,3m (bề ngang) nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết ổn thỏa. Trước khi gây án khoảng 1 tháng, Dưỡng từng gây gổ và cầm dao đuổi đánh chồng chị Hồng. Dưỡng nhiều lần có ý định chém chị Hồng nhưng không thực hiện được. Trước đó, đối tượng này từng có một tiền án về tội cướp tài sản.

Tranh chấp đất ranh giới giữa hai gia đình nên giải quyết thế nào?

Ranh giới giữa các bất động sản được quy định rõ ràng tại điều 175 như sau:

Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp hai gia đình xảy ra tranh chấp đất đai mà không tự hòa giải được, có thể yêu cầu UBND cấp xã giải quyết nơi có đất tranh chấp để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 như sau:

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu như hòa giải không thành tại UBND xã và có biên bản xác nhận hòa giải không thành, hai bên gia đình cần giải quyết việc tranh chấp này theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

16 giờ trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

16 giờ trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

16 giờ trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

16 giờ trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

16 giờ trước