Các khu đô thị vệ tinh tiếp tục đón sóng đầu tư
BÀI LIÊN QUAN
Tỉnh Bình Định sắp có khu đô thị và du lịch hơn 5.200 tỷ đồng Dự báo thị trường BĐS năm 2023: Đô thị vùng ven sẽ hấp dẫn giới đầu tưĐô thị sân bay 1.300 ha Đà Nẵng mở ra hướng phát triển bất động sản kiểu mớiTheo Tổ Quốc, giới đầu tư đã tìm đến cơ hội tăng tài sản tại những khu đô thị vệ tinh trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cùng giá bất động sản tăng cao tại thủ đô Hà Nội. Những đô thị vệ tinh thu hút giới đầu tư về vị trí kết nối nhanh chóng, mức giá hợp lý và môi trường sống trong lành.
Làn sóng bất động sản đổ về những đô thị vệ tinh
Hiện nay, thế giới có 37 thành phố nằm trong hạng siêu đô thị với dân số từ 10 triệu dân như Thượng Hải (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), New York (Mỹ), Sao Paulo (Brazil), Delhi (Ấn Độ), hay Tokyo (Nhật Bản)... Dự báo cho thấy thủ đô Hà Nội sẽ sớm đạt 10 triệu dân và có thể đạt được 21-23 triệu dân vào năm 2023 với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Hệ thống đô thị thành phố chịu áp lực lớn từ việc dân số tăng mạnh. Việc xây dựng và mở rộng đô thị vệ tinh tại thủ đô là điều tất yếu vì điều này nhằm giảm sức ép cho các đô thị hạt nhân. Ngoài ra, cũng góp phần tạo điều kiện để thúc đẩy những khu vực xung quanh phát triển.
Dự báo thị trường BĐS năm 2023: Đô thị vùng ven sẽ hấp dẫn giới đầu tư
Khi quỹ đất tại những khu vực trung tâm ngày càng cạn kiệt cùng với một số vấn đề pháp lý khiến nguồn cung khu vực nội thành ngày một khan hiếm. Vì vậy, đô thị vùng ven sẽ được giới đầu tư săn đón nhiều hơn trong thời gian tới, đây sẽ là một xu hướng mới của thị trường bất động sản trong năm tới.Dự báo xu hướng đầu tư BĐS công nghiệp "lên ngôi" năm 2023
Đặt trong bối cảnh tình hình ảm đạm chung của nền kinh tế thế giới, cùng với áp lực từ đòn bẩy vay ngân hàng và trái phiếu vốn,... thị trường BĐS năm tới theo nhận định của nhiều chuyên gia khả năng chuyển dịch theo hướng xấu nhiều hơn tốt. Dẫu vậy, bất động sản (BĐS) công nghiệp vẫn được “gọi tên” là phân khúc triển vọng trong năm 2023 tới đây.Hệ lụy nào khi doanh nghiệp BĐS phải “vay nóng”, sa thải nhân viên để tồn tại?
Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp phải vay tiền ngoài xã hội với lãi suất cao, thậm chí là sa thải nhân viên để tiết kiệm chi phí. Đối với họ, việc không thể tiếp cận được tín dụng ngân hàng đang khiến doanh nghiệp đối diện với “thập diện” khó khăn và tồi tệ hơn là viễn cảnh phá sản đang đến gần.Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy phạm vi vùng thủ đô Hà Nội sẽ bao gồm toàn bộ ranh giới Hà Nội và những tỉnh xung quanh là Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên. Với quy hoạch này, các đô thị vệ tinh có thể khai thác, chia sẻ và phát huy khả năng của từng nơi, hình thành hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại giữa đô thị để tạo động lực cho cả vùng thủ đô cùng phát triển.
Các nhà đầu tư địa ốc dần tìm tới những đô thị vệ tinh ở vùng thủ đô để săn đất trong bối cảnh quỹ đất Hà Nội khan hiếm và ngày càng đắt giá. Đáng chú ý, họ đang dành sự ưu tiên cho những nơi có vị trí gần thủ đô, hạ tầng được đầu tư mở rộng đồng bộ, với mặt bằng giá mềm và dư địa tăng giá lớn.
Ngoài ra, do sự phát triển đồng bộ của hạ tầng giao thông nên xu hướng chuyển dịch dòng tiền cũng được thay đổi. Một số đường cao tốc kết nối như Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hà Nam, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội… đã và đang khẩn trương rút ngắn thời gian di chuyển và đặc biệt hơn là rút ngắn khoảng cách từ nhà đầu tư với những dự án có chất lượng cao.
Hậu đại dịch, nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ 2 tăng mạnh
Dịch bệnh nhiều tháng đã khiến người dân thường xuyên phải ở nhà và làm việc từ xa. Điều đó cũng đã khiến thói quen và tiêu chí lựa chọn nơi ở thay đổi. Một trong những bến đỗ lý tưởng để cân bằng lại cuộc sống, tìm đến những giá trị sống tốt nhất là các đô thị vệ tinh. Nơi đó giúp con người tránh được sự ồn ào và khói bụi của thành phố, và vẫn đảm bảo thuận tiện trong việc di chuyển và kết nối với thủ đô hoặc các địa điểm giải trí, mua sắm và vui chơi.
Nếu như Quảng Ninh, Bắc Ninh hay Hải Phòng là những đô thị vệ tinh đã phát triển trong khoảng thời gian dài với khung giá đất ở ngưỡng cao thì Thái Nguyên hiện đang được chú ý hơn cả vì chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 55km, có nhiều dự án với tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng và hạ tầng đô thị giao thông được đầu tư lớn. Tuy nhiên, nhờ khung giá vẫn ở ngưỡng thấp tới mức trung bình cùng quỹ đất dồi dào nên Thái Nguyên được các chuyên gia bất động sản đánh giá là tâm điểm mới của vùng thủ đô và cả khu vực Đông Bắc Bộ.
Theo anh Nguyễn Ngọc Thành (một doanh nhân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội), gia đình anh đã có ý định mua một căn hộ hoặc xây nhà ở thành phố Sông Công (Thái Nguyên) kể từ năm 2021 khi dịch bệnh bùng phát mạnh. Theo đó, vợ chồng con cái sẽ có thể về ở vào cuối tuần, vừa để nghỉ ngơi sau cả tuần nỗ lực học tập và làm việc vừa để gần nhà ông bà nội. Anh Thành chia sẻ rằng giờ về quê thì cả nhà chỉ ngồi trên xe mất khoảng 1 giờ là tới Sông Công nhờ đường xá rất thuận tiện.
Thực tế cho thấy, nhiều ông lớn bất động sản miền Bắc đã tới Thái Nguyên. Đây là một trong 9 vùng thủ đô trong tương lai. Họ đã đổ vốn vào những dự án và khu đô thị quy mô như Thiên Lộc, Danko Group, Hải Long Group… Theo đó, bất động sản khu vực này trở nên sôi động hơn bao giờ hết. TRong đó, một thành phố trẻ trung năng động với vị trí bản lề trung chuyển Hà Nội với Thái Nguyên và những đô thị xung quanh là Sông Công - thành phố trọng điểm phía Nam Thái Nguyên đang nổi lên như một miền đất hứa, ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư.
Thực tế cho thấy, tại thành phố Sông Công, thị trường bất động sản vẫn đang giao dịch ở mức độ tốt. Vì khách hàng có nhu cầu ở thực thì sẽ tìm tới sản phẩm bất động sản có giá trị nghỉ dưỡng lớn. Trong khi các nhà đầu tư địa ốc lại muốn đón sóng và tăng thêm lợi nhuận. Chắc chắn, dù là nhà đầu tư hay khách hàng đều đã nhìn thấy tiềm năng và dư địa phát triển của thành phố Sông Công là rất lớn và sẽ tiếp tục tăng trưởng một khi thành phố này được công nhận là đô thị loại II.