BĐS công nghiệp phía Bắc: TP. Hải Phòng và kỳ vọng “xanh hóa” ngành logistic
BĐS công nghiệp Hải Phòng - “địa chỉ vàng” trong mắt nhà đầu tư
Trong các khu vực BĐS phía Bắc, Hải Phòng luôn giữ vững được ưu thế trong mắt giới đầu tư, đặc biệt trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhờ những điểm cộng như: quỹ đất dồi dào, chú trọng phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế chất lượng cao trọng điểm,...
Trải qua hai năm đại dịch dù gặp nhiều khó khăn nhưng phân khúc BĐS công nghiệp Hải Phòng không “đóng băng” như nhiều địa phương khác. Nhờ những nỗ lực của các doanh nghiệp trong đầu tư hạ tầng BĐS công nghiệp, chủ động trong định hướng các giải pháp thiết thực nhằm thu hút các nhà đầu tư thứ cấp đến với Hải Phòng, tỷ lệ lấp đầy của một số KCN trong thời gian dịch bệnh được ghi nhận còn cao hơn so với 5 năm trước đó.
Năm 2022, vốn FDI đổ vào các KCN vẫn tiếp đà tăng trưởng khi thành phố thu hút được 23 tỷ USD với 950 dự án đầu tư nước ngoài; trong đó có hơn 400 dự án FDI vào các KCN, khu kinh tế, giải quyết việc làm cho khoảng 160.000 lao động (trong đó có 4.500 người là các chuyên gia, nhà quản lý, lao động nước ngoài); thu hút 13 tỷ USD với các dự án đầu tư hình thành hệ sinh thái cho phát triển công nghiệp.
Chuyên gia John Campbell (Savills Việt Nam): Đâu sẽ là "ngôi sao"của BĐS công nghiệp Việt năm 2023?
BĐS công nghiệp phía Bắc: Tỉnh Nam Định sở hữu dư địa phát triển KCN dệt may
Lĩnh vực dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 cả nước. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bất chấp những biến động của nền kinh tế toàn cầu sau Covid-19, ngành hàng này vẫn trên đà phục hồi. Kéo theo là triển vọng tăng trưởng bất động sản (BĐS) các khu công nghiệp (KCN) dệt may tại nước ta.BĐS công nghiệp phía Bắc: Hà Nam trở thành ”miền đất hứa” nhờ đột phá hạ tầng giao thông
Nếu như trước đây thị trường bất động sản (BĐS) phía Bắc chỉ tập trung chủ yếu tại khu vực Hà Nội thì hiện nay, quỹ đất thủ đô không theo kịp tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, các chủ đầu tư đã tìm đến vùng đất khác để phát triển đầu tư. So với các tỉnh thành lân cận, Hà Nam được nhận định sở hữu nhiều ưu thế nổi trội, một trong số đó là đột phá hạ tầng giao thông.Dự báo xu hướng đầu tư BĐS công nghiệp "lên ngôi" năm 2023
Đặt trong bối cảnh tình hình ảm đạm chung của nền kinh tế thế giới, cùng với áp lực từ đòn bẩy vay ngân hàng và trái phiếu vốn,... thị trường BĐS năm tới theo nhận định của nhiều chuyên gia khả năng chuyển dịch theo hướng xấu nhiều hơn tốt. Dẫu vậy, bất động sản (BĐS) công nghiệp vẫn được “gọi tên” là phân khúc triển vọng trong năm 2023 tới đây.Với tỷ lệ lấp đầy 12 KCN hiện hữu tại Hải Phòng là trên 70%, giá thuê đạt gần 100 USD/m2 một chu kỳ thuê (thuộc mức cao tại thị trường miền Bắc); các loại hình đất công nghiệp, kho, xưởng xây sẵn tiếp tục là nhu cầu của thị trường trong năm nay, giá cho thuê có thể tăng từ 10 - 20% hứa hẹn tỷ lệ lấp đầy tương lai tăng hơn 50%.
Một số dự án BĐS công nghiệp tiêu biểu đang mở bán gồm KCN Nam Cầu Kiền, tỷ lệ lấp đầy 60%, DeepC 60%, Nam Đình Vũ 50%. Trong đó, BĐS công nghiệp sinh thái chiếm 16,5%. Cụ thể như Nam Cầu Kiền: 263,32ha, Deep C: 1.736ha…
Các dự án KCN lớn tại Hải Phòng chủ yếu tập trung tại 3 quận/huyện: Hải An, An Dương và Thủy Nguyên. Lý giải điều này, đây đều là các khu vực giáp ranh có ưu điểm về kết nối giao thông nhanh chóng tới cảng biển, sân bay và đường bộ, hệ thống cơ sở hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Thế mạnh về vị trí, các doanh nghiệp tại đây còn được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi của khu kinh tế cùng nguồn lực lao động dồi dào có chuyên môn.
Nhận định về tiềm năng khai thác BĐS công nghiệp của thành phố, ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ cho biết, các KCN của Hải Phòng đã tận dụng tốt ưu thế là một thành phố cảng biển để tăng lợi thế thu hút đầu tư so với các địa phương khác. Đây cũng là điểm mạnh mà các nhà đầu tư đang triển khai các KCN mới hoặc mở rộng quy mô của KCN hiện hữu tại Hải Phòng cần lưu tâm.
Với những cách làm tiên phong trong xây dựng và đóng gói các sản phẩm gắn với logistics, Hải Phòng đang tạo ra một thị trường BĐS công nghiệp hấp dẫn, trở thành “miền đất hứa” của các nhà đầu tư.
Triển vọng ngành logistic của TP. Hải Phòng
Vừa qua, tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022: Logistics xanh, do Bộ Công Thương (MoIT), Ủy ban nhân dân Hải Phòng và Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW tổ chức, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi tập trung dòng hàng hóa và trao đổi mạnh mẽ.
Với nền kinh tế có độ mở lớn trong khi xuất nhập khẩu và thương mại điện tử luôn tăng trưởng với tốc độ kép; cùng với những chính sách cơ chế và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã ban hành các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho ngành dịch vụ logistics phát triển.
“Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số, từng bước khẳng định thương hiệu và vị thế trong khu vực và thế giới,” ông Diên cho biết.
Theo Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển vượt bậc của thương mại điện tử trong những năm gần đây đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam và thế giới, cùng với đó là sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ logistics tiên tiến ngày càng trở thành xu thế.
Thống kê từ VLA năm 2021, chi phí logistics vẫn chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa Việt Nam, trong khi chi phí này trên thế giới hiện chỉ khoảng 10,6%. Chi phí logistics cao không chỉ làm tiêu tốn nguồn lực quốc gia, nâng cao chi phí sản xuất, giá cả hàng hóa mà còn khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh trên thị trường.
“Sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại điện tử trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống logistics cho thương mại điện tử, trong đó có các trung tâm logistics. Các trung tâm logistics không chỉ góp phần tăng hiệu quả hoạt động logistics mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh”, đó là chia sẻ của Ông Vũ Đức Thịnh, Tổng Giám đốc Lazada Logistics Việt Nam.
Chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông, Hải Phòng thành công tạo nên chuỗi logistics hoàn thiện và trở thành một mắt xích trong chuỗi logistics toàn cầu với Cảng hàng không quốc tế Cát Bi và Cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện.
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển đi đôi với nhu cầu về logistics giao hàng chặng cuối. Tốc độ đô thị hóa cao và sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu mang lại nhiều cơ hội để thúc đẩy ngành thương mại điện tử ở Việt Nam hơn so với các nền kinh tế khác ở Đông Nam Á. Đây sẽ là điều kiện thúc đẩy hình thành các trung tâm logistics tại các đô thị, đặc biệt là khu vực trung tâm như Hà Nội và TP.HCM.
Nhìn nhận những thách thức, tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022: Logistics xanh, bà Fion Ng, Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp BW, cho biết: "Là nền tảng cho thuê BĐS công nghiệp và hậu cần lớn nhất Việt Nam, chúng tôi nhận thấy các vị trí đủ lớn và phù hợp để xây dựng trung tâm logistic là rất khan hiếm”.
Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch TP. Hải Phòng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc gia.
Định hướng từ nay đến năm 2025, TP. Hải Phòng sẽ tiếp tục phát triển thêm 15 KCN, thu hút thêm 12-15 tỷ USD. Với tốc độ thu hút đầu tư tham vọng như vậy, việc phát triển các KCN theo mô hình sinh thái bền vững sẽ là một trong những giải pháp rất quan trọng để Hải Phòng gia tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Dư địa phát triển mô hình logistics xanh tại Hải Phòng
Theo ông Vadym Sheronov, Giám đốc điều hành tại Việt Nam của Royal HaskoningDHV, các doanh nghiệp ngày càng coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu trong hoạt động kinh doanh của mình.
Chính vì vậy, nhà đầu tư bắt nhịp xu hướng tìm kiếm và lựa chọn các đối tác có cùng các tiêu chuẩn phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Điều này giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho các KCN đã và đang định hướng mô hình sinh thái trong hoạt động thu hút các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao.
Bản thân các doanh nghiệp logistics đã nỗ lực chuyển đổi phương thức hoạt động, tăng cường đầu tư trang thiết bị, chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời tích cực triển khai chuyển đổi số và chuyển đổi xanh để thích ứng với điều kiện phát triển mới, đáp ứng nhu cầu và tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ thân thiện với môi trường.
Đồng thời phát huy ưu thế để doanh nghiệp cộng sinh công nghiệp trong các lĩnh vực như: hóa chất, Internet vạn vật (đo lượng điện sử dụng chung), hệ thống sản xuất năng lượng mặt trời trên mái, xây dựng đường từ rác thải nhựa,... Từ đó, đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo từ mặt trời, sức gió giúp địa phương tiến gần hơn với định hướng mục tiêu giải pháp xanh, bền vững.
Trong đó, chiến lược cần tập trung vào định hướng phát triển logistics xanh và các giải pháp thân thiện với môi trường; hoàn thiện thể chế, pháp luật về dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics và phát triển logistics xanh tại Việt Nam nói chung và TP. Hải Phòng nói riêng.
Tại diễn đàn “ Logistics xanh 2022”, các chuyên gia đã nêu một số giải pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics như đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực cảng biển và logistics; tăng cường thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, hình thành chuỗi dịch vụ logistics chuyên ngành, có giá trị gia tăng cao, liên kết vùng. Xây dựng các khu logistics tập trung, quy mô lớn gắn với hệ thống cảng biển, KCN, khu kinh tế với hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh.