meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

BĐS công nghiệp phía Bắc: Hà Nam trở thành ”miền đất hứa” nhờ đột phá hạ tầng giao thông

Thứ bảy, 19/11/2022-08:11
Nếu như trước đây thị trường bất động sản (BĐS) phía Bắc chỉ tập trung chủ yếu tại khu vực Hà Nội thì hiện nay, quỹ đất thủ đô không theo kịp tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, các chủ đầu tư đã tìm đến vùng đất khác để phát triển đầu tư. So với các tỉnh thành lân cận, Hà Nam được nhận định sở hữu nhiều ưu thế nổi trội, một trong số đó là đột phá hạ tầng giao thông.

Tỉnh Hà Nam được săn đón giữa nhiều thị trường BĐS phía Bắc

Nằm ngay ở cửa ngõ Hà Nội với hệ thống giao thông đồng bộ, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, mối liên kết vùng chặt chẽ, Hà Nam đã thu hút lượt săn đón mạnh mẽ vốn đầu tư từ các “ông lớn” trên thương trường quốc tế. 

Điều này đã góp phần thúc đẩy lượng cư dân đổ về một đông, tỷ lệ hấp thụ cũng tăng trưởng cùng với nỗ lực từ chính quyền khi đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để tạo động lực phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để tổ chức các hội nghị, ký kết hợp tác giao lưu. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tập trung thu hút nguồn vốn vào các khu công nghiệp (KCN) chất lượng cao, tạo các quỹ đất sạch, hỗ trợ thủ tục pháp lý,... để kêu gọi đầu tư.

Nhận diện những thách thức trong ngành BĐS công nghiệp Việt

Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp vẫn là “điểm nóng” đầu tư khi nhận nhiều tín hiệu tích cực kể từ đầu năm 2022 đến nay. Song cũng cần nhận diện những thách thức để phân khúc này ngày càng nhận được sự quan tâm và phát triển mạnh mẽ cả về nguồn cung và chất lượng.

Dự báo xu hướng đầu tư BĐS công nghiệp "lên ngôi" năm 2023

Đặt trong bối cảnh tình hình ảm đạm chung của nền kinh tế thế giới, cùng với áp lực từ đòn bẩy vay ngân hàng và trái phiếu vốn,... thị trường BĐS năm tới theo nhận định của nhiều chuyên gia khả năng chuyển dịch theo hướng xấu nhiều hơn tốt. Dẫu vậy, bất động sản (BĐS) công nghiệp vẫn được “gọi tên” là phân khúc triển vọng trong năm 2023 tới đây.

BĐS công nghiệp phía Bắc: Tỉnh Nam Định sở hữu dư địa phát triển KCN dệt may

Lĩnh vực dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 cả nước. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bất chấp những biến động của nền kinh tế toàn cầu sau Covid-19, ngành hàng này vẫn trên đà phục hồi. Kéo theo là triển vọng tăng trưởng bất động sản (BĐS) các khu công nghiệp (KCN) dệt may tại nước ta.

Hàng loạt ông lớn địa ốc lấn sân BĐS công nghiệp: Tia sáng hiếm hoi thời khó khăn

Trong thời điểm thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều ông lớn trong lĩnh vực địa ốc rẽ ngang, đầu tư sang phân khúc bất động sản công nghiệp. Đây được xem là “ngôi sao hi vọng” của các doanh nghiệp khi thị trường bất động sản được dự báo sẽ đối mặt với những khó khăn chồng chất.

Tỉnh Hà Nam được săn đón giữa nhiều thị trường BĐS phía Bắc
Tỉnh Hà Nam được săn đón giữa nhiều thị trường BĐS phía Bắc

Đánh giá về tiềm năng của thị trường BĐS Hà Nam, nhiều chuyên gia địa ốc khu vực phía Bắc nhận định đây là thị trường còn nhiều dư địa để phát triển, do quỹ đất dồi dào, giá cũng còn tương đối “mềm”, loại hình sản phẩm vẫn còn đơn giản, chưa đa dạng. Hơn nữa, thuận lợi trong chính sách xúc tiến đầu tư, các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh trong thời gian qua cũng khiến nhiều nhà đầu tư ưu ái lựa chọn địa phương này làm điểm đến.

Chia sẻ với phóng viên, chị Ly (25 tuổi), một môi giới “thổ địa”cho biết, “Thị trường đợt trước tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng dạo gần đây đang sôi động trở lại, đặc biệt là quanh các khu công nghiệp ghi nhận lượng khách hỏi mua nhiều, chủ yếu là tìm mua đất nền khu công nghiệp và vùng ven, giao dịch cũng tương đối ổn định, quỹ đất dồi dào lại không gặp sốt ảo nên thanh khoản cũng tốt”.

Có thể thấy, những lực đẩy về hạ tầng, quy hoạch, giao thông đã, đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường BĐS Hà Nam lên một “nấc thang” mới trong kế hoạch quy hoạch dài hạn của địa phương này.

“Đánh thức” tiềm năng cho BĐS công nghiệp Hà Nam

Thị trường Hà Nam đang nổi lên như một “vùng đất hứa” khi sở hữu nhiều lợi thế đánh thức tiềm năng BĐS nói chung và phân khúc BĐS công nghiệp nói riêng của địa phương này. 

Cuối tháng 9 vừa qua, tại buổi gặp mặt với hàng trăm doanh nghiệp FDI, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết, tính từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thu hút thêm 42 dự án, nâng tổng số dự án đang đầu tư trên địa bàn tỉnh lên đến hơn 1.100. Cụ thể, có 11 dự án FDI và 31 dự án trong nước mới được đầu tư.

Nếu như cách đây 14 năm, tỉnh Hà Nam chỉ có 17 doanh nghiệp FDI thì đến năm 2022 đã có tới 341 dự án vốn FDI, trong đó có 82 doanh nghiệp Nhật Bản và 108 doanh nghiệp từ Hàn Quốc. Nhu cầu về BĐS cũng tăng cao để đáp ứng cho cư dân, người lao động cũng như các chuyên gia nước ngoài đến sinh sống và làm việc, cho đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 350 doanh nghiệp FDI hiện đang đầu tư tại tỉnh Hà Nam, con số này được dự báo sẽ tiếp tục được nâng lên trong thời gian tới.

Hiện các doanh nghiệp FDI đang giải quyết việc làm cho trên 79.100 người, chiếm 47% tổng số lao động trên toàn tỉnh. Hấp lực dòng vốn từ các doanh nghiệp FDI vào tỉnh Hà Nam ngày càng mạnh đã giúp địa phương này nhanh chóng vươn lên trở thành tâm điểm đầu tư bên cạnh những tỉnh thành nổi trội về BĐS công nghiệp phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh,...


“Đánh thức” tiềm năng cho BĐS công nghiệp Hà Nam
“Đánh thức” tiềm năng cho BĐS công nghiệp Hà Nam

Sau 6 tháng đầu năm 2022 nhờ những nỗ lực đáng ghi nhận, Hà Nam đã đứng thứ 14 trên toàn quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Triển vọng về tầm nhìn tương lai, dự thảo quy hoạch tỉnh Hà Nam trong thời kỳ 2021-2030, đến năm 2050, tỉnh dự kiến tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10,4%; phấn đấu duy trì khoảng 12%/năm giai đoạn 2026 - 2030. 

Thị trường BĐS Hà Nam được đánh giá đang nằm trong “thời điểm vàng” để đầu tư. Về phân khúc BĐS công nghiệp, tỉnh có 8 KCN đã đi vào hoạt động hiệu quả như: KCN Đồng Văn I, II, III, IV, KCN Hòa Mạc, KCN Châu Sơn, KCN Thái Hà, KCN Thanh Liêm.

Theo số liệu của UBND tỉnh Hà Nam, trong giai đoạn 2022-2025, tỉnh sẽ kêu gọi đầu tư 231 dự án thương mại dịch vụ, đô thị, với địa phương có nhiều danh mục nhất “gọi tên” thị xã Duy Tiên là 72 dự án (chiếm hơn 68%). Cũng trong giai đoạn này, tỉnh kêu gọi đầu tư 21 dự án hạ tầng khu công nghiệp với tổng diện tích 3.015 ha và 12 dự án trong khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp và các khu đô thị ven công nghiệp,...

Bứt tốc nhờ hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm

Một trong số những động khái khiến BĐS công nghiệp Hà Nam trở nên khởi sắc và thu hút sự quan tâm của nhiều “ông lớn” đầu tư chính là nằm ở “bệ phóng” cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày càng được tỉnh đẩy mạnh chú trọng. Giới chuyên gia nhận định, so với các tỉnh và khu vực lân cận, Hà Nam có nhiều lợi thế để “bứt tốc” về khía cạnh này.

Về hệ thống tuyến đường giao thông, trên toàn tỉnh hiện có 8 tuyến quốc lộ gồm: Quốc lộ (QL) 1A, QL 1 tuyến tránh thành phố Phủ Lý, QL 21, QL 21B, QL 37B, QL 38, QL 38 tuyến tránh thị trấn Hòa Mạc, QL 38B, dễ dàng kết nối với các tỉnh như: Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình và Hưng Yên.

Nhằm đạt được các kế hoạch đề ra, tỉnh Hà Nam đang dồn lực thi công hàng loạt dự án giao thông trọng điểm. Đầu tiên, có thể kể đến tuyến đường ĐT.495B đoạn chạy qua KCN Thái Hà, nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại Km31+00.

Tiếp theo đó, tỉnh chủ trương triển khai dự án hạ tầng trọng điểm là tuyến đường kết nối từ QL 1 giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đi qua huyện Bình Lục giao với đường QL 21, QL 21B, đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình. 


Bứt tốc nhờ hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm
Bứt tốc nhờ hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm

Ngoài ra, tỉnh Hà Nam đề xuất sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư tuyến đường bộ song hành QL 21, địa phận huyện Kim Bảng; tuyến đường vùng thủ đô Vành đai 5 với quy mô 4 - 6 làn xe qua 8 địa phận từ điểm vượt sông Đáy tuyến đi mới song song QL 21B về phía Tây Nam, sau đó nhập vào tuyến QL 21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa khoảng 16,5km, giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Phú Thứ.

Đáng chú ý, một trong những công trình hạ tầng đặc biệt có ý nghĩa đối với thị trường BĐS Hà Nam hiện nay là tuyến đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình địa phận tỉnh Hà Nam. Với chiều dài 16,5km (từ cầu Thái Hà đến nút giao Liêm Tuyền) được đầu tư với mặt cắt mở rộng 12m, tổng mức đầu tư 702,82 tỷ đồng. Dự án được khởi công từ đầu năm 2022 và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2023.

Theo lãnh đạo từ Sở Giao thông vận tải Hà Nam đánh giá, tầm quan trọng của tuyến cao tốc này không chỉ dừng lại ở việc giảm tải giao thông cho khu vực nội đô mà còn nâng cao hiệu quả kết nối giao thông, vừa thu hút đầu tư vừa mở rộng không gian phát triển quỹ đất toàn diện về hoạt động thương mại, sản xuất, đô thị của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Kỳ vọng trong tương lai gần, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm tại Hà Nam được hoàn thành sẽ tạo “bệ phóng” giúp thị trường BĐS tỉnh bứt tốc, tiếp tục giữ vững phong độ là điểm đến hấp dẫn cho các dự án BĐS công nghiệp chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

8 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

8 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

8 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

8 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước