meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi yếu ớt

Thứ năm, 13/04/2023-07:04
Quý I/2023, nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng giảm rõ rệt, đà phục hồi toàn thị trường khá yếu.

Đà phục hồi khá yếu

Báo cáo thị trường bất động sản của DKRA Việt Nam vừa công bố cho biết, thị trường biệt thự nghỉ dưỡng tại 3 miền Bắc – Trung –Nam trong quý I vừa qua chỉ bán được 2 sản phẩm, giảm 98% so với cùng kỳ năm 2022. Sức cầu thị trường ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, chỉ bằng 2% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, nguồn cung tiếp tục đà sụt giảm ở mức xấp xỉ 96% so với cùng kỳ năm 2022. Các dự án mới có tình hình bán chậm, trong khi đó những dự án cũ đa số đóng giỏ hàng, hơn 80% tổng số dự án sơ cấp không ghi nhận phát sinh giao dịch.


Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi yếu ớt
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi yếu ớt

Shophouse nghỉ dưỡng ở cả 3 miền Bắc- Trung – Nam cũng ghi nhận lượng tiêu thụ giảm mạnh so với quý trước đó. Cụ thể, trong quý vừa qua bán được 12 căn, giảm 91% so với cùng kỳ năm trước.

Sức cầu thị trường cũng ghi nhận sụt giảm rõ rệt, tương đương 1% so với quý 1/2022. Tâm lý e ngại của khách hàng trước những biến động tiêu cực như hiện nay khiến thanh khoản thị trường ở mức rất thấp, hơn 80% dự án sơ cấp phải đóng giỏ hàng để điều chỉnh lại giá bán và chính sách bán hàng phù hợp.

Còn loại hình condotel (căn hộ du lịch biển) cả 3 miền chỉ bán được 6 sản phẩm trong quý vừa qua, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung giảm mạnh, mức giảm xấp xỉ 70% so với cùng kỳ năm 2022.

Sức cầu thị trường ghi nhận mức thấp nhất trong 10 năm qua, chỉ bằng 3% so với cùng kỳ. Hầu hết các dự án đều có tình hình bán hàng chậm, khách hàng có tâm lý thận trọng và ưu tiên giữ tiền mặt trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay.

Trong khi đó, đơn vị nghiên cứu Savills Việt Nam cũng cho biết, từ quý 4/2022 đến nay, hoạt động bán bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng hơn so với các giai đoạn trước đó. Các dự án sơ cấp lẫn dự án mới đều có tình hình bán chậm dù chủ đầu tư vẫn đưa ra các chính sách ưu đãi. Nhiều dự án trì hoãn việc bán hàng so với kế hoạch hoặc chỉ nhận booking để thăm dò thị trường. Nhìn chung, tính thanh khoản thị trường hiện nay kém hơn so với trước dịch.

Ông Võ Hồng Thắng – Phó giám đốc R&D DKRA Việt Nam cho rằng, những chính sách tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm vẫn chưa giải quyết được vấn đề thanh khoản cho thị trường. Việc khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, cũng như việc đáo hạn trái phiếu khiến các chủ đầu gặp khó khăn, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.

Theo ông Thắng, việc khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn vay đã khiến thanh khoản của thị trường giảm mạnh. Bên cạnh việc kiểm soát tín dụng, các khó khăn như lạm phát, lãi suất tăng, đặc biệt những vướng mắc về hành lang pháp lý chưa được tháo gỡ đã tác động tiêu cực đến đà hồi phục của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Cùng chung quan điểm, bà Nguyễn Tố Uyên – Trưởng bộ phận Tư vấn Savills Hotels cho biết, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt là phân khúc ngôi nhà thứ hai đang ghi nhận các dấu hiệu chững lại, một phần do các yêu cầu kiểm soát tín dụng chặt chẽ hơn đối với một số lĩnh vực. Việc khó tiếp cận nguồn vốn khiến các hoạt động phát triển dự án cũng như mở bán đều bị tạm hoãn, chờ đợi thị trường khởi sắc hơn.

Bên cạnh đó các tác động về kinh tế toàn cầu như lạm phát, lãi suất gia tăng, biến động thị trường cũng như các vướng mắc về khung pháp lý và chất lượng quản lý của dự án cũng là các yếu tố khiến ngành bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt với nhiều khó khăn.

Khó phục hồi trong ngắn hạn

Giới chuyên gia DKRA Việt Nam dự báo, trong quý 2/2023, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó có khả năng phục hồi. Nguồn cung condotel dự kiến dao động trong khoảng 300-350 căn, biệt thự nghỉ dưỡng dao động khoảng 100-150 căn, còn shophouse biển dao động ở mức 150-200 căn.

Sức cầu chung của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tăng nhẹ so với quý 1/2023, tuy nhiên không có nhiều đột biến và chưa có dấu hiệu cho thấy sự hồi phục của loại hình này trong ngắn hạn.

Mặt bằng giá sơ cấp duy trì ở mức ổn định, khó có những biến động mạnh về giá. Các chính sách chiết khấu, giảm giá tập trung ở phương thức thanh toán nhanh bằng vốn tự có sẽ được áp dụng rộng rãi trong quý 2/2023. Các chương trình chia sẻ doanh thu tiếp tục được áp dụng rộng rãi trên thị trường thay cho chương trình chia sẻ lợi nhuận như trước đây.


Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khó phục hồi trong ngắn hạn
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khó phục hồi trong ngắn hạn

Theo bà Uyên, để ngành bất động sản nghỉ dưỡng lấy lại đà phát triển thì sự phục hồi của ngành du lịch là điều kiện cần thiết. Bởi lẽ, du lịch là một ngành không ngừng thay đổi để thích nghi với các xu hướng mới. Với những thay đổi về yếu tố nhân khẩu học; sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, thành phần dân số già, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng từ việc chi tiêu cho mục đích sở hữu vật chất, hàng hóa sang chi tiêu cho trải nghiệm,… đã và đang góp phần định hình và tạo nên nhiều nhóm khách du lịch mới với các đặc tính riêng.

Vì vậy để có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của thị trường, các chủ đầu tư cần nghiên cứu các xu hướng thị trường, hoạch định mô hình kinh doanh phù hợp. Mục đích sau cùng của sản phẩm nghỉ dưỡng là cần đem đến những trải nghiệm cho khách hàng. Tuy nhiên hiện nay một số dự án trên thị trường lại chưa dành sự quan tâm đúng mức về khía cạnh này, thậm chí một số dự án lại quá chú trọng phát triển các thành phần bán với quy mô lớn, mà không chú trọng đến mục đích sử dụng sau cùng của sản phẩm này.

“Tôi hy vọng rằng đây là thời điểm thích hợp để các chủ đầu tư tinh chỉnh mô hình kinh doanh, đem đến những giá trị cho điểm đến thông qua các yếu tố phát triển bền vững, điểm nhấn thiết kế, tiện ích giải trí,…để có thể truyền tải tốt nhất tinh thần của ngành nghỉ dưỡng”, bà Uyên nhấn mạnh.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước