meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các yếu tố giúp bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng bứt phá năm 2023

Thứ năm, 06/04/2023-09:04
Thị trường bất động sản Đà Nẵng được kỳ vọng sẽ sớm bứt phá nhờ những dấu hiệu tích cực từ nền kinh tế hiện nay, nhất là khi du lịch đang trong giai đoạn phục hồi.

Tập trung phát triển BĐS nghỉ dưỡng

Theo Kinh tế & Đô thị, ở thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh trầm lắng vì chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid - 19. Nhiều phân khúc không có giao dịch trong suốt thời gian dài dù chủ đầu tư áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, cụ thể như nhà phố liền kề, đất nền…

Trong bối cảnh này, BĐS nghỉ dưỡng vẫn là phân khúc chủ đạo của thị trường Đà Nẵng ở cả lĩnh vực khách sạn hay biệt thự nghỉ dưỡng.


61% số phòng khách sạn tại Đà Nẵng thuộc khách sạn 5 sao
61% số phòng khách sạn tại Đà Nẵng thuộc khách sạn 5 sao

Nguồn cung khách sạn tại Đà Nẵng trong năm 2022 là 15.685 phòng đến từ 117 dự án; Trong đó 61% số phòng thuộc khách sạn 5 sao. Trong nửa cuối năm, giá thuê khách sạn trung bình là 1,8 triệu đồng/phòng/đêm, tăng 60% theo năm. Công suất thuê tương đương với nửa cuối năm 2019 ở mức 59%. Công suất cả năm 2022 là 48%, vẫn thấp hơn -13 điểm% so với cả năm 2019. 

Trong khi, các khách sạn từ 4 - 5 sao mang thương hiệu quốc tế vẫn duy trì sức hút với thị trường, giá trung bình cao hơn 40%, công suất thuê cao hơn 8 điểm % so với những thương hiệu trong nước và tự quản lý. 

Tại Đà Nẵng, các đơn vị quản lý quốc tế đang vẫn hành 15 khách sạn 4 - 5 sao, tương đương 26% nguồn cung. Thương hiệu quản lý quốc tế lớn nhất là Accor với các thương hiệu như Pullman, Novotel và Grand Mercure.

Nguồn cung khách sạn sẽ đón 39 dự án gồm Crowne Plaza Bà Nà Hills, JW Marriott Đà Nẵng Resort, Wyndham Solei. Phần nhiều những dự án này được ra mắt trong tương lai, giúp đáp ứng nguồn cầu gia tăng và sự phục hồi của thị trường.  

Với phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng ghi nhận nguồn cung từ 18 dự án, chủ yếu tại quận Ngũ Hành Sơn. Năm ngoái, nguồn cung tăng 49% theo năm và nguồn cung sơ cấp ở mức cao nhất trong 12 năm qua do nguồn cung mới lớn. 

Gia tăng nguồn cung phần nào phản ánh sự cải thiện về tâm lý của chủ đầu tư sau khi không còn nguồn cung mới trong giai đoạn 2020 - 2021. Thời gian tới, nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng tương lai sẽ có 15 dự án. Tập trung nhiều nhất tại quận Ngũ Hành Sơn với 55% thị phần. 


Nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng tương lai sẽ tập trung nhiều nhất tại quận Ngũ Hành Sơn
Nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng tương lai sẽ tập trung nhiều nhất tại quận Ngũ Hành Sơn

Trong 6 tháng cuối năm 2022, số căn biệt thự nghỉ dưỡng đạt mức cao nhất kể từ năm 2016, điều này nhờ các dự án mới có vị trí tốt, tiếp thị mạnh mẽ và danh tiếng của chủ đầu tư là động lực thúc đẩy dự án.

Giá bán sơ cấp của một dự án nghỉ dưỡng trung bình là 164 triệu đồng/m2, tăng 134% theo năm, các dự án mới chủ yếu có mức giá cao. Những thương hiệu quản lý như Accor, InterContinental Hotels Group (IHG), Furama, Hyatt và Fusion tiếp tục chiếm lĩnh phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng với 6/18 dự án. Từ năm 2018, giá bán thứ cấp trung bình loại hình này tăng 14%/năm, trong khi giá của các dự án không có thương hiệu tăng 10%/năm.

Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Việt Nam - Bà Đỗ Thu Hằng nhận định: “BĐS thương hiệu nhiều khả năng tiếp cận người mua lớn hơn. Những sản phẩm được lựa chọn nhiều thường có vị trí đẹp, sát biển là một lợi thế, chất lượng xây dựng  và pháp lý tốt, được triển khai bởi các chủ đầu tư uy tín và sở hữu đơn vị vận hành có tên tuổi”. 

Du lịch là động lực cho BĐS nghỉ dưỡng bứt phá

Giám đốc Savills Hà Nội - Ông Matthew Powell cho biết: “Sau dịch, thị trường BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng dần trở lại nhưng tốc độ chưa đạt như trước. Tuy nhiên, những yếu tố nền tảng về kinh tế vĩ mô, sự phát triển trong cơ sở hạ tầng, nhân lực, sức hút đầu tư nước ngoài cùng sự ưu đãi của thiên nhiên cho những hoạt động du lịch vẫn được giữ vững. 

Thậm chí là triển vọng thị trường này sẽ được duy trì tích cực trong dài hạn. Đây là các yếu tố nền móng tạo nên sức hấp dẫn của thành phố trong mắt những doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhất là phân khúc BĐS nghỉ dưỡng”. 

Từ khi du lịch mở cửa lại thì nguồn khách chính hỗ trợ quá trình phục hồi của một số thị trường ven biển như Đà Nẵng là khách nội địa và du khách Hàn Quốc.

Từ công suất thị trường, sự phục hồi của Đà Nẵng vẫn chậm hơn so với kỳ vọng. Tuy nhiên, những yếu tố nền tảng trên thị trường vẫn được đánh giá ở mức tốt, nhất là du lịch - ngành trọng điểm và động lực phát triển của thành phố. Với kỳ vọng dài hạn, Đà Nẵng có thể lấy lại vị thế là trung tâm kinh tế - du lịch của khu vực. 


Sự phục hồi của BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng vẫn chậm hơn so với kỳ vọng
Sự phục hồi của BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng vẫn chậm hơn so với kỳ vọng

Về kinh tế vĩ mô, trong năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng là 14%, cao hơn mức tăng trung bình toàn quốc (8%); Xếp thứ 3 cả nước, chỉ sau Khánh Hòa (21%) và Bắc Giang (19%). 

Giá trị xuất khẩu tăng thì tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm và sự phục hồi của ngành du lịch giúp cho Đà Nẵng có được sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Vào năm ngoái, doanh thu lưu trú và lữ hành của thành phố đạt 8.900 tỷ đồng, tăng 380% theo năm và 2,5% so với năm 2019.

Thêm một cơ sở để kỳ vọng làm động lực cho bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng cất cánh là hình thành, phát triển hàng loạt hạ tầng, hệ thống giao thông mới, hiện đại hơn. Đà Nẵng là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, với sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, đường sắt tuyến Bắc - Nam, mạng lưới đường bộ rộng khắp.

Bên cạnh đó, động lực quan trọng trong năm nay là sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc. Thị trường này sẽ nói lại những tuyến du lịch tới Việt Nam từ ngày 15/3/2023. Đây chính là triển vọng tích cực cho nguồn cầu khách sạn của Đà Nẵng. Phân khúc BĐS nghỉ dưỡng sẽ theo đó có thêm cơ hội để bứt phá.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước