meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

6 tháng cuối năm 2022, triển vọng ngành công nghệ thông tin có triển vọng tăng trưởng mạnh

Thứ sáu, 08/07/2022-11:07
Vietnam Report cho biết, ngành Công nghệ thông tin trong giai đoạn nửa cuối năm 2022 có nhiều cơ hội để tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng mạnh nhưng đi kèm với đó là những thách thức không nhỏ.

Ngành công nghệ thông tin sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2022

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) mới đây đã chính thức công bố danh sách TOP 10 Công ty Công nghệ uy tín năm 2022. Trong đó có những tên tuổi lớn trong lĩnh vực này tại Việt Nam ví dụ như Viettel, FPT, VNPT, MISA,… cũng đều có mặt trong bảng xếp hạng. Song song với đó, Vietnam Report cũng đưa ra triển vọng về ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn 6 tháng cuối năm. Chi tiết, theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, tất cả những doanh nghiệp và chuyên gia ở trong ngành đều nhận định ngành công nghệ thông tin sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2022, trong đó có đến 61,1% người tham gia khảo sát tin rằng ngành này sẽ có mức tăng trưởng mạnh mẽ. 


Nguồn ảnh: Vietnam Report
Nguồn ảnh: Vietnam Report

Nếu so sánh với các cuộc khảo sát do Vietnam Report thực hiện trước đó thì có thể thấy rằng kỳ vọng vào tăng trưởng của ngành đang gia tăng một cách nhanh chóng. Kết quả quá trình chuyển đổi số đang diễn ra sâu rộng và một cách toàn diện, tới từng ngóc ngách của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 cũng được coi là một xung lực quan trọng đối với tình hình tăng trưởng ngành trong giai đoạn sắp tới. Vietnam Report cũng cho biết thêm, các doanh nghiệp Việt cần nỗ lực không ngừng, nâng tầm năng lực hướng đến tiêu chuẩn toàn cầu để có thể đạt được các mục tiêu của chương trình do Chính phủ thúc đẩy. Không những thế, dưới góc độ vi mô, đánh giá năng lực nói chung và năng lực chuyển đổi số nói riêng thì các doanh nghiệp trong ngành cũng cần có chiến lược rõ ràng và chặt chẽ, bám sát các xu hướng chung của thế giới. 

Ngành Công nghệ thông tin đón những cơ hội và thách thức nào?

Theo đánh giá của Vietnam Report, trong giai đoạn nửa cuối năm 2022, ngành công nghệ thông tin vừa đón nhận những cơ hội mới nhưng đi kèm với đó là sự xuất hiện của những khó khăn. Cũng theo đó, chuyển đổi số vốn được các nước cũng như khu vực đẩy mạnh trong vài năm trở lại đây, đại dịch COVID-19 đã nêu bật cũng như khẳng định tính tất yếu của xu hướng này. Tại thị trường Việt Nam, trước khi đại dịch xuất hiện, chuyển đổi số đã diễn ra ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau ví dụ như tài chính, giao thông, du lịch,... đã mở ra một thị trường khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ. Tuy nhiên, tốc độ triển khai chưa cao nếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. 


Nguồn ảnh: Vietnam Report
Nguồn ảnh: Vietnam Report

Bên cạnh đó, đại dịch bùng phát cũng đã khiến cho nhiều hoạt động kinh tế xã hội tê liệt đã buộc phải dùng đến các nền tảng trực tuyến, các phần mềm hỗ trợ các công ty y tế truy vết,... Như thế, COVID-19 đã trở thành một cú hích thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Tỷ lệ doanh nghiệp và các chuyên gia đánh giá đây chính là cơ hội hàng đầu đối với ngành công nghệ tăng vượt trội trong năm 2021 so với năm 2020 (+29,7%) cuối cùng khi đại dịch đã lắng xuống, xu hướng này cũng đã trở thành tất yếu trong năm 2022. 

Trong năm 2022, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua việc phổ cập ứng dụng các nền tảng số Việt Nam sẽ giúp cho người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số. Theo các doanh nghiệp và chuyên gia khảo sát của Vietnam Report, đây là một trong ba động lực chính để phát triển ngành Công nghệ thông tin Việt Nam trong một vài năm tới. 

Song song với đó, tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine đạt ở mức cao đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả phòng dịch. Đây được xem là động lực để tái khởi động nền kinh tế nói chung và tăng tốc chuyển đổi số các doanh nghiệp công nghệ thông tin - VT nói riêng. Không những thế, tỷ lệ người dùng Internet và các sản phẩm, thiết bị, dịch vụ công nghệ ở mức cao so với thế giới vẫn là một trong những cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế số khi mà dự báo các dịch vụ Mobile data đang trong giai đoạn tăng trưởng đến năm 2025. 

Ngoài những cơ hội thì quá trình chuyển đổi số trong bối cảnh bình thường tiếp theo tại các doanh nghiệp Công nghệ thông tin - viễn thông Việt Nam cũng đang gặp phải không ít khó khăn. Trong khảo sát của Vietnam Report cho thấy, TOP 3 khó khăn mà ngành Công nghệ thông tin - viễn thông Việt Nam đang đối mặt là thủ tục hành chính phức tạp (chiếm 72,2%), Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao (chiếm 66,7%) và Nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ còn nhiều giới hạn (chiếm 55,6%).


Nguồn ảnh: Vietnam Report
Nguồn ảnh: Vietnam Report

Có thể thấy, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực hơn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống, xã hội của người dân và doanh nghiệp. Việt Nam đã trở thành nước có người sử dụng mạng internet thuộc vào TOP cao nhất trên thế giới. Các hoạt động cá nhân đến từ tập thể đều sử dụng mạng internet trên các nền tảng kết nối khác nhau. Không những thế, doanh nghiệp cũng ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý và điều hành hiệu quả. 

Như thế, chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam từ một nước đi lên sau chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã phát triển nhanh chóng và trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin. Hơn thế, chúng ta còn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đáng chú ý, việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đông đảo và có chất lượng cao. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

10 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

10 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

10 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước