Doanh nghiệp ngành mía trước nỗi lo thiếu nguyên liệu
BÀI LIÊN QUAN
Giá vàng sẽ ra sao trước nỗi lo lãi suất tăng?Nỗi lo lạm phát bủa vây, giá bất động sản liệu có ‘phản ứng ngược’?Trước nỗi lo lạm phát, nhà đầu tư chọn "trú ẩn" vào bất động sản sau "chốt" lãi chứng khoánNiềm vui "mía chục" của những người nông dân
Theo Diễn đàn doanh nghiệp, trong nhiều năm qua, ngành mía đường đã gặp vô số khó khăn, nông dân trồng mía đã liên tục thua lỗ và phải bỏ cây mía dẫn đến vùng nguyên liệu mía ngày càng bị thu hẹp. Trong thời gian gần đây, nước mía giải khát ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, có thể bán hay tiêu thụ ở bất kỳ đâu đã dẫn đến nhu cầu thu mua múa chục ngày càng lớn hơn. Mía chục là hình thức bán bó 1 chục gồm 10 cây mía, người bán sẽ ước tính trọng lượng rồi quy theo mức giá đã được thống nhất, không cần cân và không có yêu cầu và chữ đường.
Hiện tại, mía chục có giá cao hơn nếu như bán cho nhà máy đường từ 500 đồng/kg. Cũng từ đây, các nông hộ đã quyết định chuyển sang trồng mía chục và bán cho các điểm giải khát, không còn bán cho các nhà máy đường nữa.
Hàng loạt doanh nghiệp chuẩn bị trả cổ tức bằng tiền mặt, cao nhất lên tới 40%
Trong khoảng thời gian từ ngày 5/7 đến ngày 11/7, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tới gần 30 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc chào bán cổ cho các cổ đông hiện hữu. Trong đó, Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Mã: NSC) dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 40%.Giá xăng dầu tăng cao, doanh nghiệp thủy sản - du lịch kêu cứu
Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - ông Nguyễn Hoài Nam cho biết, giá xăng dầu tăng đã tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp thủy sản và đã có tình trạng tàu dừng không đi biển vì cước phí tăng mạnh.Các nông hộ cho biết, mía chục không yêu cầu khắt khe về chữ đường như mía bán cho các nhà máy nhưng sẽ đòi hỏi cây mía phải thẳng dài, lóng dài nên buộc nông dân phải tập trung đầu tư và làm kỹ ở các khâu trong quá trình canh tác. Việc trống mía chục có thời gian ngắn hơn so với trồng mía đường, 2 năm có thể trồng được 3 vụ. Chưa kể đến việc bán mía chục có thể được giảm chi phí nhân công thu hoạch. Trong khi đó, nông dân sẽ rất phấn khởi bán mía chục giá cao hơn thì doanh nghiệp mía đường lại đối diện với nỗi lo "đói" nguyên liệu.
Doanh nghiệp ngành mía trước nỗi lo thiếu nguyên liệu
Và mục tiêu phục hồi cũng như mở rộng vùng mía nguyên liệu trở nên khó khăn hơn. Đơn cử như Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, niên vụ sản xuất là năm 2021 - 2022 vừa qua diện tích mía của nông dân được ký kết hợp đồng bao tiêu với công ty là 1.500ha. Công ty cũng phấn đấu sẽ nâng tổng số diện tích trồng mía bao tiêu với người nông dân lên 3.000ha do hoạt động của ngành cũng dần có sự khởi sắc. Tuy nhiên, mục tiêu này là khá khó khăn trong bối cảnh hiện tại. Lý do là ngay thời điểm được cho là khởi sắc nhất khi giá mua bán cho nhà máy cũng chỉ quanh quẩn ở mức 1.000 - 1.100 đồng/kg. Trong khi đó, giá mía chục hiện nay có giá lên hơn 2.000 đồng/kg nên không thể hấp dẫn người nông dân.
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang - ông Trần Chí Hùng cho biết, thời gian qua giá bán mía chục tăng cao đã giúp cho đời sống của bà con khá lên. Cũng theo cơ chế thị trường thì nơi nào bán được giá cao thì họ bán. Đây cũng là chuyện rất đáng mừng, nhất là sau nhiều niên vụ trồng mía nông dân phải chịu thua lỗ. Như thế, sau cơn bão hội nhập theo cam kết ATIGA, ngành mía đường lại một lần nữa tiếp tục phải báo động về tình trạng thu hẹp của vùng nguyên liệu. Và tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất của ngành mía đường thời gian gần đây hiện cũng chưa có lời giải. Theo đó, nhiều doanh nghiệp lâm vào thế khó. Điển hình như Công ty Cổ phần Mía đường 333 có nhà máy chế biến đường tinh luyện với công suất là 3.500 tấn mía/ngày. Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường 333 - ông Lê Tuân cho biết: "Thời gian qua, công ty đã rất quan tâm đến việc phát triển nguyên liệu mía để phục vụ cho việc sản xuất".
Dù vậy, thời gian qua, nhà máy đã luôn thiếu khoảng 100.000 - 150.000 tấn mía/năm . Bởi vì thiếu nguyên liệu nên đơn vị đã phải rút ngắn vụ ép, nhà máy cũng chỉ vận hành 70% công suất, sản lượng giảm 30% so với trước đây. Nguyên nhân của tình trạng này chính là thiếu nguyên liệu mía là trong những năm gần đây, giá mía đã có thời điểm xuống thấp nên người dân đã chuyển sang trồng cây trồng khác.
Cũng tương tự, Công ty Cổ phần Mía đường Đắk Lắk hiện tại có 1.800 ha mía, mỗi năm đơn vị này đều có kế hoạch phát triển thêm diện tích mía nhưng lại gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế mà các chuyên gia cho rằng, các địa phương cần quy hoạch khu vực bán mía chục để tránh tình trạng trồng bát nháo, đại trà theo phong trào. Và việc bán mía chục đang giúp cho những người nông dân có mức thu nhập tốt hơn so với cách bán truyền thống cho nhà máy. Tuy nhiên thì mọi định hướng đều sẽ cần cẩn trọng bởi kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy một điều rằng, nếu như nguồn cung vượt cầu sẽ dẫn đến những hệ lụy về thị trường.
Còn về giải pháp chung, đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, đầu tiên và căn bản nhất chính là phải hình thành chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân một cách đồng bộ từ quy hoạch, sản xuất và tiêu thụ. Và trên vùng nguyên liệu, các nhà máy cũng cần đưa ra các chính sách khuyến khích người trồng mía áp dụng cơ giới hóa, cải thiện trồng mía hay quy trình canh tác, sử dụng phân bón hợp lý, hiệu quả cũng theo hướng giảm các loại vô cơ, tăng các loại phân hữu cơ với mục đích nâng cao năng suất và chất lượng mía. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy quản trị, đầu tư vào khoa học công nghệ hay đổi mới sáng tạo bởi vì đây là thời điểm cạnh tranh sòng phẳng với các nước trong khu vực. Còn các địa phương bên cạnh công tác quy hoạch cũng cần quan tâm đến việc liên kết của nông dân với doanh nghiệp để có thể đảm bảo được diện tích trồng, quan tâm đến vai trò của các tổ hợp tác, tổ khuyến nông,...