Hàng loạt doanh nghiệp chuẩn bị trả cổ tức bằng tiền mặt, cao nhất lên tới 40%
BÀI LIÊN QUAN
ĐHĐCĐ năm 2022 của Quốc Cường Gia Lai (QCG): Thông qua kế hoạch 1.200 tỷ doanh thu, phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 10%Chứng khoán VIX: Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 820 tỷ đồng, trả cổ tức tỷ lệ 12%Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) chốt quyền chi trả cổ tức đợt 1 tỷ lệ 40% bằng tiền mặtVinamilk trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông thành 2 đợt
Trong năm nay, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk – Mã: VNM) dự định trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Trong đó, Vinamilk sẽ trẻ tiền mặt đợt 2/2021 với tỷ lệ 9,5% và đợt 1/2022 với tỷ lệ 15%. Như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức trả cho cổ đông là 24,5%, con số này tương ứng với giá trị 2.450 đồng cho một cổ phiếu.
Thời điểm hiện tại, Vinamilk đang có khoảng gần 2,09 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Điều này đồng nghĩa với việc công ty cần chi tổng cộng 5.120 tỷ đồng để hoàn thành nghĩa vụ với cổ đông. Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là ngày 6/7, còn ngày thanh toán của cả hai đợt cổ tức là ngày 19/8.
Trong khi đó, nhờ sở hữu 36% vốn của Vinamilk, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trong đợt trả cổ tức sắp tới sẽ được nhận về khoảng 1.843 tỷ đồng. Hai cổ đông lớn nước ngoài khác của Vinamilk là Platinum Victory Pte và F&N Dairy Investments Pte cũng sẽ nhận về lần lượt 544 và 906 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM của Vinamilk kết phiên gần nhất vào ngày 1/7 vừa qua ở vùng giá 73,700 đồng cho một cổ phiếu, so với thời điểm đầu năm đã giảm 14,7%. Thời điểm hiện tại, vốn hóa của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam đạt hơn 154.000 tỷ đồng, đứng thứ 7 trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE).
Trong năm nay, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 64.070 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với thực hiện năm 2021. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế lên kế hoạch đạt 12.000 tỷ đồng, tương ứng giảm 7% so với kết quả năm trước.
Phân bón Dầu khí Cà Mau trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 18%
Không chỉ Vinamilk mà CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Mã: DCM) cũng dự định trả cổ tức bằng tiền mặt. Theo đó, tỷ lệ trả cổ tức của Phân bón Dầu khí Cà Mau là 18%, tức là các cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ được nhận thêm 1.800 đồng. Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 5/7, còn ngày thanh toán là ngày 26/7.
Thời điểm hiện tại, DCM đang sở hữu 5.924 tỷ đồng vốn điều lệ. Tức là, công ty sẽ phải bỏ ra khoảng gần 953 tỷ đồng để trả cổ tức lần này cho các cổ đông. Đáng chú ý, cổ đông lớn nhất của Phân bón Dầu khí Cà Mau là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi Tập đoàn kiểm soát 75,56% vốn của DCM. Vì thế PVN trong thời gian tới sẽ nhận về khoảng 720 tỷ đồng tiền cổ tức.
Trong kết phiên gần đây nhất vào ngày 1/7, giá cổ phiếu DCM của Phân bón Dầu khí Cà Mau dừng ở mức 31.500 đồng cho một cổ phiếu, con số này so với một tháng trước đó đã thấp hơn gần 20%. Trong một tháng qua, cổ phiếu DCM của Phân bón Dầu khí Cà Mau cùng với một cổ phiếu khác trong ngành phân bón là DPM đều giảm mạnh. Hiện nay, giá của những cổ phiếu này đều ở mức thấp hơn so với thời điểm đầu năm nay.
HDG trả cổ tức bằng cổ phiếu, NSC trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 40%
Tập đoàn Hà Đô (Mã: HDG) dự định trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%. Điều này có nghĩa là, mỗi cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu của Tập đoàn Hà Đô đến ngày chốt quyền sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/7 tới.
Thời điểm hiện tại, Tập đoàn Hà Đô đang có 203,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành thị trường. Ước tính, để trả cổ tức trong đợt sắp tới thì tập đoàn sẽ cần phát hành thêm gần 41 triệu cổ phiếu.
Tuy nhiên, CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã: PSH) lại dự định trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7,5%. Trong khi đó, CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (Mã: IDJ) có kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 13%. Trong một tháng qua, giá cổ phiếu PSH của Dầu khí Nam Sông Hậu và IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam đều giảm sâu.
CTCP Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi II (Mã: HEC) cũng sẽ tiến hành trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 40%, tương ứng với mức 4.000 đồng cho một cổ phiếu.
Giống như HEC, Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Mã: NSC) cũng dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 40%, mức tương đương 4.000 đồng cho một cổ phiếu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 11/7 còn ngày thanh toán là ngày 12/8.
Thời điểm hiện tại, Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam đang có khoảng 17,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Chính vì thế, NSC sẽ chi ra khoảng 70 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho các cổ đông trong đợt sắp tới. Nhờ sở hữu đến 0% vốn của Giống cây trồng Việt Nam, Công ty cổ phần PAN Farm sẽ nhận được phần lớn số tiền cổ tức trong đợt này. Được biết, PAN Farm là công ty con do Tập đoàn PAN (Mã chứng khoán: PAN) sở hữu 81,91% vốn.