meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

23 tuổi nghe lời bố mẹ "chốt đơn" căn nhà đầu tiên và thành quả bất ngờ: 3 nguyên tắc tài chính cần nắm vững nếu muốn đầu tư BĐS

Thứ năm, 18/01/2024-11:01
Ba mẹ khuyên Như Nguyệt "chốt đơn" căn nhà vì thấy đây là cơ hội tốt để con gái tập tành kinh doanh. Thời điểm mua nhà, cô nàng dùng hết số vốn 400 triệu đồng để đầu tư vào bất động sản và không cần vay thêm.

Nghe lời bố mẹ “chốt đơn” căn nhà đầu tiên và thành quả bất ngờ

Chia sẻ về lần mua căn nhà đầu tiên, Ngô Như Nguyệt (sinh năm 2000, chủ nhân kênh YouTube Một Phút Một Chút, hiện đang làm project manager và sống tại TP. Hồ Chí Minh) gói gọn trong hai chữ “tình cờ”.

Như Nguyệt chia sẻ, vào tháng 11/2023, ba mẹ gọi điện cho cô để tâm sự về một căn nhà cũ, giá rất rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm là tình trạng của căn nhà khá tệ do người chủ trước bị tai nạn nên bỏ hoang một thời gian dẫn đến không có ai chăm nom. Ba mẹ Như Nguyệt khuyên cô nàng “chốt đơn” căn nhà này vì thấy đây là cơ hội tốt để con gái tập tành kinh doanh.


Ngô Như Nguyệt (SN 2000, chủ nhân kênh YouTube Một Phút Một Chút)
Ngô Như Nguyệt (SN 2000, chủ nhân kênh YouTube Một Phút Một Chút)

Cụ thể, căn nhà Như Nguyệt mua ở quê, rộng 70m2, nằm trong hẻm. Sau khi mua nhà, cô nàng sửa chữa lại với mục đích bán lướt sóng. Thời điểm mua nhà, Như Nguyệt sử dụng hết số vốn 400 triệu đồng để đầu tư vào bất động sản mà không cần vay thêm.

"Sau khi xem xét thông tin mình thấy nhà khá ổn. Vậy là mình đến xem xét tình trạng ngôi nhà, môi trường sống xung quanh và quyết định mua. Trước đó, gia đình mình kinh doanh bất động sản nên ba mẹ có kinh nghiệm trong việc mua bán, quan sát và thương lượng. Nhờ thế, mình học hỏi từ ba mẹ rất nhiều", Như Nguyệt tâm sự.

Cô nàng YouTuber chia sẻ, quan điểm đầu tư của mình khá an toàn. Có ít đầu tư ít, có nhiều đầu tư nhiều, tuyệt đối không vay tiền vì thời điểm hiện tại cô nàng vẫn chưa tự tin sử dụng đòn bẩy tài chính. Thêm vào đó, Như Nguyệt nhận thấy việc vay tiền để mua bất động sản có phần hơi rủi ro bởi thị trường này đang chững lại, trong khi lãi suất ngân hàng lại tăng.

Khi mua nhà, Như Nguyệt đánh giá bất động sản dựa trên 3 tiêu chí. Thứ nhất là địa thế (nhà/đất nằm ở khu vực nào, có đông dân cư hay không, có nguy cơ dính quy hoạch hay không), thứ hai là tính pháp lý (nhà đất có giấy tờ pháp lý rõ ràng không, đây là loại đất gì, nếu là đất nông nghiệp thì có khả năng lên đất thổ cư hay không) và cuối cùng là tỷ suất sinh lời của chúng.

Theo Như Nguyệt, rất khó để tìm được một bất động sản giá vừa rẻ, có tỷ suất sinh lời cao, pháp lý chuẩn mà lại nằm ở địa thế tốt. Vì thế, cô nàng thường sẽ mua những căn nhà giá rẻ, khả năng sinh lời cao, địa thế hợp lý tuy nhiên có một số rủi ro pháp lý nhất định.

Vì là lần đầu tiên tìm hiểu đầu tư bất động sản nên Như Nguyệt kỳ vọng tỷ suất sinh lời của căn nhà không quá cao, khoảng 11 - 20%. Điều này giúp tinh thần cô thoải mái hơn chứ không bị căng thẳng và lo sợ. Gần đây, Như Nguyệt đã bán lướt sóng căn nhà, sau khi trừ đi tổng chi phí thì cô nàng lời khoảng 30 - 40% giá trị bất động sản nên cô cảm thấy rất vui với thành quả này.


Hiện trạng ban đầu của căn nhà mà Như Nguyệt mua (Ảnh: NVCC)
Hiện trạng ban đầu của căn nhà mà Như Nguyệt mua (Ảnh: NVCC)

Chia sẻ thêm về câu chuyện đầu tư bất động sản đầu tiên của mình, Như Nguyệt cho biết, ban đầu cô chỉ hy vọng sẽ lời hơn mua vàng. Nhiều người cho rằng đầu tư bất động sản sẽ lời hơn vàng, nhưng từ kinh nghiệm cá nhân của Như Nguyệt, cô bạn thấy quan điểm này chưa hẳn là đúng.

Như Nguyệt phân tích, nếu bạn mua vàng, mất ít công sức làm giấy tờ, ít rủi ro nhưng tỷ suất sinh lời trong dài hạn vẫn từ 11 - 15%. Trong khi đó, đầu tư bất động sản sẽ có nhiều rủi ro hơn, chẳng hạn dễ gặp phải một số trường hợp như tranh chấp nhà đất, lừa đảo… Một số trường hợp khác như giá đất một số vùng không tăng nhiều. Như vậy, nếu quy ra cùng số vốn và thời gian bỏ ra, một số nhà đất có tỷ suất sinh lời cũng chỉ ở mức tương đương với vàng, đôi khi còn thấp hơn nếu bạn không gặp may.

“Khi đầu tư lướt sóng nhà đất, mình đã bỏ ra công sức và chấp nhận ít nhiều rủi ro rồi. Do đó, mình mong muốn tỷ suất sinh lời sẽ trên 20%. Tất nhiên, nếu không được thì thôi, cũng không sao. Bởi mình nghĩ đã đầu tư là phải chấp nhận rủi ro rồi", Như Nguyệt cho hay.

Sau cùng, bàn về đầu tư lướt sóng bất động sản, Như Nguyệt cho rằng, đây là một hình thức rủi ro nhưng lợi nhuận cao và nhanh. Từ đó, có thể lấy vốn để phân bổ cho các hoạt động đầu tư khác. Ngoài lướt sóng, Như Nguyệt cho biết mình còn đầu tư dài hạn vào một số bất động sản khác.

3 nguyên tắc tài chính cần nắm vững nếu muốn thử sức đầu tư bất động sản

Với cô gái trẻ Như Nguyệt, tài chính khỏe mạnh là sự kết hợp của 4 yếu tố: Tăng thu nhập, giảm chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Nếu như trước đó, cô nàng không có sự chuẩn bị tài chính tốt bằng 4 yếu tố này thì khi cơ hội đến, Như Nguyệt cũng chẳng thể mua được nhà. Và dưới đây là 3 nguyên tắc đã giúp cô nàng quản lý tài chính cũng như thúc đẩy quá trình mua nhà diễn ra thuận lợi hơn.

Thứ nhất, chủ động tìm hiểu về quản lý tài chính từ sớm

"Khi còn nhỏ, mình đọc truyện cổ tích thì luôn thấy người nghèo là người tốt và người giàu là người xấu. Tự dưng sau này chúng ta suy ra rằng những người thích tiền và những người có nhiều tiền thì không tốt. Lớn lên chúng ta ngại nói về tiền và chúng ta không thích thảo luận các vấn đề liên quan đến tiền. Vì chúng ta coi chúng là 'chuyện nhạy cảm'. Ở trong gia đình mỗi lần nhắc đến tiền thì ba mẹ mình sẽ nói kiểu như là 'Con nít biết gì về tiền đâu. Chỉ cần lo học thôi, đừng nghĩ gì về tiền hết'. Và rồi khi lớn lên, chúng ta cũng không biết gì về tiền", Như Nguyệt bộc bạch.

Nhận thấy đây là một điểm yếu của bản thân, vì thế Như Nguyệt đã học thêm nhiều kiến thức về tiền bạc và quản lý tài chính. Cô nàng cho biết, bước đầu là đọc cuốn sách nổi tiếng Cha Giàu Cha Nghèo (Rich Dad Poor Dad), sau đó tìm hiểu qua các kênh podcast và những cuốn sách khác về chủ đề tài chính.

Thứ hai, tuân theo nguyên tắc phân bổ thu nhập (sau thuế) là 50/30/20

Từ lâu, Như Nguyệt đã áp dụng cách phân bổ thu nhập thành 3 nhu cầu: 50% cho khoản cần, 30% cho khoản muốn và 20% còn lại dành cho tiết kiệm.

Trong đó, khoản cần là tiền dùng cho những nhu cầu thiết yếu như ăn uống, đi lại, nhà ở và y tế,... hay đây là những khoản mà bạn không chi thì sẽ không thể nào sống nổi. Khoản muốn là tiền cần dùng cho những khoản chi mang lại niềm vui cho bạn ví dụ như ăn uống, đi chơi và mua sắm,... Khoản 20% cuối cùng là số tiền bạn bắt buộc phải để dành, dùng làm quỹ tiết kiệm, đầu tư hoặc cho trường hợp khẩn cấp.


Như Nguyệt phân bổ thu nhập hàng tháng theo nguyên tắc 50/30/20
Như Nguyệt phân bổ thu nhập hàng tháng theo nguyên tắc 50/30/20

Thứ ba, duy trì lối sống tối giản

Như Nguyệt chia sẻ, thu nhập của cô không cao, chỉ trên trung bình, nhưng do biết tiết kiệm nên mới có được một số vốn nhỏ để đầu tư sau 2 năm đi làm.

Năm 2022, Như Nguyệt từng chi tiêu rất nhiều để mua quần áo đắt tiền, túi hiệu,.. Nhưng qua một thời gian, cô nàng nhận ra rằng những khoản chi đắt đỏ đó không làm người khác tôn trọng mình hơn và mọi người không quan tâm đến cô nàng nhiều như bản thân vẫn nghĩ. Cũng vì thế, cô đã từ bỏ thói quen mua sắm hàng hiệu và chuyển sang dùng đồ bình dân.

"Túi Chanel, Gucci mình gửi lại cho chị và không dùng nữa, chỉ dùng mỗi 1 cái túi cói mua sàn thương mại điện tử giá 99k nhưng vẫn xài được tới giờ mấy năm luôn rồi. Quần áo bây giờ của mình rất đơn giản nhưng lịch sự và thuận tiện. Mình hạn chế mua đồ, khi nào cần lắm thì mới mua. Còn nếu không thì cứ sử dụng những gì đã có”, Như Nguyệt tâm sự.

Bên cạnh đó, Như Nguyệt cũng duy trì lối sống tối giản, điều này không chỉ giúp cô tiết kiệm tiền để hoàn thành mục tiêu tài chính mà còn sống vui vẻ hơn. 

Như Nguyệt cho biết, hầu hết các hoạt động như tập thể dục và học tập phát triển bản thân của cô đều không tốn tiền. Cô nàng thường tự học hoặc rủ bạn bè học tập, tập thể dục chung, vừa vui, vừa tiết kiệm. “Mình nghĩ, chúng ta không cần phải tiêu tiền nhiều để cảm thấy hạnh phúc, hạnh phúc là khi bạn không cần phụ thuộc vào tiền để làm điều bạn muốn", Như Nguyệt nói.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, Như Nguyệt cho biết vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi 4 yếu tố tài chính khỏe mạnh là tăng thu, giảm chi, tiết kiệm và đầu tư. Đồng thời, cô nàng cũng nhận định sẽ còn rất lâu trước khi bản thân chốt mua căn nhà riêng để ở. Bởi, hiện tại nhu cầu sống của cô rất đơn giản nên chỉ cần một không gian vừa đủ thoải mái sinh hoạt.

Theo các chuyên gia, một nguyên tắc đầu tư bất động sản là khu mọi người muốn bán tháo là cơ hội cho nhà đầu tư nhắm vào thị trường. Bởi khi nhiều người còn lưỡng lự chưa dám mua thì đấy mới là thời điểm nhà đầu tư chuyên nghiệp mua sản phẩm tốt nhất với mức giá tốt nhất. Đợi đến khi thị trường phục hồi thì những nhà đầu tư đi trước sẽ có lợi thế về sản phẩm và lợi thế về lợi nhuận.

Đánh giá về thị trường bất động sản năm 2024, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, thị trường đang ở thời điểm “shopping time”, tức là dịp tốt để mua bằng tiền mặt. Theo vị chuyên gia, lúc này có rất nhiều lựa chọn phù hợp với giá thấp hơn trước. Người mua để ở thực hoặc cho thuê cơ bản khá thuận lợi, còn với nhà đầu tư thì đây là thời điểm có nhiều lựa chọn để mua.

Từng chia sẻ về triển vọng bất động sản năm 2024, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đầu năm 2024 sẽ mang đến cơ hội đặc biệt cho những người quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam. Các yếu tố tích cực như sự phục hồi mạnh mẽ, chính sách hỗ trợ và quy hoạch mới sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để đưa ra quyết định đầu tư.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Số phận long đong của Khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong khi bị Vinahud “gả bán” để trả nợ

TP. HCM lên kế hoạch triển khai hai siêu dự án quy mô gần 14 tỷ USD tại Cần Giờ

Hải Phòng: Chuẩn bị khởi công dự án NOXH hơn 3.000 tỷ, cung cấp chỗ ở cho 12.000 người

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

TP. HCM: Sẽ phê duyệt phương án bồi thường Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2 trước 30/4/2025

Tin mới cập nhật

TP. HCM: Đã có phương án “giải cứu” gần 9.000 hồ sơ đất đai “ách tắc”

18 giờ trước

ChatGPT sắp có bản nâng cấp mới, AI biết “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

18 giờ trước

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

18 giờ trước

Làn sóng trả mặt cho thuê: Không hoàn toàn đến từ xu hướng mua sắm online

18 giờ trước

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập: Hết cảnh một dự án cả chục năm chưa xong?

18 giờ trước