meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Y sĩ là gì? Cơ hội việc làm và yêu cầu cần có đối với một y sĩ là gì?

Thứ hai, 05/09/2022-09:09
Y sĩ là một nghề hấp dẫn, nhiều triển vọng thăng tiến và có cơ hội phát triển rất tốt trong tương lai thuộc lĩnh vực Y khoa. Vậy Y sĩ là gì, những bạn trẻ muốn làm công việc này cần sở hữu những tố chất như thế nào?

Tìm hiểu chi tiết về ngành Y sĩ 

Y sĩ là một công việc nằm trong lĩnh vực Y khoa, họ thường sẽ làm việc trong phòng khám hoặc là các cơ sở y tế đa khoa. Y sĩ là người trực tiếp hỗ trợ công việc cho các bác sĩ, y tá, giúp giữ gìn trật tự, nề nếp chung của cơ sở y tế, phòng khám. 

Bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn về y tế, thì Y sĩ cũng có một số nhiệm vụ hành chính văn phòng như trả lời điện thoại, cập nhật danh sách và thông tin về bệnh nhân, đặt lịch hẹn với bệnh nhân, xử lý những nghiệp vụ y tế liên quan đến công việc.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh, văn phòng y khoa thì các bác sĩ có khối lượng công việc rất lớn, phải liên tục chăm sóc bệnh nhân. Chính vì thế bác sĩ rất cần Y sĩ để hỗ trợ, từ đó nhu cầu về y sĩ luôn luôn tăng cao, cơ hội nghề nghiệp ngành này rất lớn.

Y sĩ được phân thành 2 cấp độ dựa vào nhu cầu và xu hướng nghề nghiệp như sau:

  • Y sĩ chưa được cấp phép hành nghề: những Y sĩ này sẽ bắt buộc làm việc dưới sự giám sát của bác sĩ, y tế, điều dưỡng. Những công việc họ làm chủ yếu là việc hành chính ít liên quan đến chuyên môn.
  • Y sĩ đăng ký hành nghề: Đối với nhóm Y sĩ này công việc sẽ thiên về chuyên môn lâm sàng hơn. Tại một số cơ sở y tế, Y sĩ còn được thực hiện việc làm xét nghiệm điện tâm đồ cho các bệnh nhân.

Y sĩ có nhiều nhiệm vụ công việc hành chính
Y sĩ có nhiều nhiệm vụ công việc hành chính

Những lợi ích của nghề Y sĩ

Các bạn trẻ quyết định theo đuổi công việc Y sĩ sẽ nhận được nhiều lợi ích như sau:

Cơ hội việc làm rộng mở

Y sĩ là một công việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh việc hỗ trợ những công việc hành chính chuyên nghiệp, thì Y sĩ còn có thể làm việc chuyên môn trong nhiều cơ sở y tế như: bệnh viện, phòng khám nha khoa, các phòng khám y khoa của tư nhân, hoặc bất cứ các cơ sở nào có cung cấp những dịch vụ về chăm sóc sức khỏe.

Mức thu nhập ổn định

Làm việc ở lĩnh vực y tế luôn luôn rất ổn định và công việc Y sĩ cũng nằm trong số đó. Nếu bạn là một Y sĩ được học tập bài bản từ trường Y và đã được cấp giấy phép hành nghề, bạn sẽ có cơ hội được chuyển lên những vị trí cao ví dụ như điều dưỡng, bồi dưỡng thành y tá hoặc làm công việc quản lý của một cơ sở chăm sóc sức khỏe với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.

Cơ hội thăng tiến trong công việc

Nghề nghiệp Y sĩ có rất nhiều hướng đi để thăng tiến trong việc, bạn có thể được nỗ lực phấn đấu để trở thành quản lý văn phòng của cơ sở y  tế; học tập nghiên cứu chuyên sâu hơn để chuyển sang làm y tá, điều dưỡng, bác sĩ hoặc có thể trở thành một giảng viên truyền dạy kiến thức cho những Y sĩ mới.

Như vậy, bên cạnh công việc chuyên môn, họ cũng có cơ hội để chuyển hướng sang con đường giáo dục đào tạo.


Y sĩ là công việc khá ổn định
Y sĩ là công việc khá ổn định

Những nhiệm vụ công việc cụ thể của một Y sĩ 

Y sĩ có rất nhiều nhiệm vụ công việc cần làm trong các phòng khám, trung tâm y tế như:

Các công việc hành chính văn phòng

Y sĩ sẽ được đào tạo bài bản các kiến thức và kỹ năng để thực hiện một loạt những công việc văn phòng ở cơ sở Y khoa.

Bên cạnh việc trả lời điện thoại, sắp xếp lên lịch hẹn cho bệnh nhân đến khám, sắp xếp các văn bản và phục vụ tiếp đón bệnh nhân, Y sĩ còn có thể cập nhật nhanh nhất những bản báo cáo Y khoa, thực hiện việc lưu trữ các thông tin bảo hiểm và sắp xếp những dịch vụ Y khoa.

Các kiến thức này giúp Y sĩ có thể đảm đương được nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau trong các văn phòng Y khoa.

Công việc y tế lâm sàng

Đây là những nhiệm vụ công việc chỉ dành riêng cho những Y sĩ đã được cấp giấy chứng nhận hành nghề.

Công việc của những Y sĩ này chủ yếu là hỗ trợ cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng thực hiện những nhiệm vụ lâm sàng: giúp đo các chỉ số sinh tồn cho bệnh nhân, chuẩn bị cho bệnh nhân tham gia vào những bài đánh giá về Y khoa, giải thích cho người bệnh về những quy trình điều trị và tổng hợp lại các kết quả xét nghiệm.

Y sĩ làm việc dưới sự theo dõi, giám sát của các bác sĩ, điều dưỡng hoặc các thư ký Y khoa. Ngoài ra, Y sĩ cũng có thể tham gia vào trong quy trình lấy máy, hướng dẫn phát thuốc cho bệnh nhân và đo điện tâm đồ.

Những công việc chuyên môn

Các Y sĩ sẽ có nhiệm vụ riêng đặc trưng đối với từng chuyên môn, nhất là ở lĩnh vực như sản khoa, nhãn khoa và nhi khoa. Ví dụ các Y sĩ Sản khoa sẽ hỗ trợ làm xét nghiệm cho bà bầu, sau đó tổng hợp kết quả. Y sĩ khoa mắt sẽ hỗ trợ bệnh nhân làm các bài kiểm tra mắt chẩn đoán.

Các công việc của bệnh viện

Tại bệnh viện, Y sĩ sẽ thực hiện những nhiệm vụ lâm sàng và cũng sẽ phải chăm sóc cho các nhu cầu phát sinh hằng ngày của các bệnh nhân bao gồm: giúp đỡ làm vệ sinh cá nhân cho các bệnh nhân, chuyển các bệnh nhân từ phòng nội trú sang các phòng ban khác để làm xét nghiệm hoặc thăm khám điều trị. Vai trò của Y sĩ trong bệnh viện tương tự như một kỹ thuật viên chăm sóc bệnh nhân.

Những yêu cầu cần có của một Y sĩ

Các văn phòng Y khoa, các cơ sở y tế khám chữa bệnh đều có những yêu cầu nhất định đối với vị trí Y sĩ bao gồm:

Trình độ chuyên môn

Y sĩ muốn hành nghề sẽ phải được đào tạo bài bản ở những trường dạy về Y khoa. Trong quá trình học tập, các Y sĩ tương lai sẽ phải tham gia nghiên cứu ở những phòng thí nghiệm lâm sàng thực nghiệm như là bệnh viện dưới sự theo dõi, giám sát của đội ngũ chuyên gia y tế chuyên nghiệp.

Chương trình học của Y sĩ cũng sẽ bao gồm những môn học: sinh lý học, giải phẫu học, các thuật ngữ chuyên môn y tế và những môn học khác có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động của văn phòng Y khoa.

Giấy chứng nhận hành nghề

Dù bạn làm Y sĩ trong cơ quan nhà nước hay cơ sở tư nhân thì chứng nhận hành nghề cũng là yếu tố bắt buộc. Chứng chỉ hành nghề chứng minh rằng người Y sĩ có đầy đủ các điều kiện để hành nghề, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hợp pháp về năng lực.

Trong các đơn vị y tế nhà nước thì các bệnh viện hoặc các đơn vị cơ quan y tế sẽ phải có trách nhiệm làm giấy tờ chứng chỉ hành nghề cho nhân viên.

Khi đã có chứng chỉ hành nghề, người Y sĩ có thể hỗ trợ vào công tác thăm khám, chữa bệnh tại cơ sở phòng khám tư nhân hoặc các bệnh viện tư nhân. Họ cũng sẽ được phép mở ra những phòng chẩn trị Y học cổ truyền cùng với các Y sĩ Y học cổ truyền.

Ngoài ra Y sĩ cũng sẽ được phép mở ra cơ sở dịch vụ tiêm chủng, thay băng cho bệnh nhân,... Mở cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà với Y sĩ đa khoa.

Ngoài ra sở hữu bằng cấp, Chứng chỉ hành nghề cũng còn là điều kiện để giúp các Y sĩ có thể thi học lên những cấp cao hơn (VD như Bác sĩ, Cử nhân Điều Dưỡng), phát triển sự nghiệp của mình.


Y sĩ sẽ phải đảm nhận cả công việc phòng thí nghiệm
Y sĩ sẽ phải đảm nhận cả công việc phòng thí nghiệm

Có kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân

Y sĩ cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt với các bệnh nhân, có thể trò chuyện với bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, trình độ văn hóa và giới tính. Bệnh nhân đến với các cơ sở y tế sẽ có nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng khác nhau.

Việc xây dựng niềm tin đối với bệnh nhân là điều hết sức quan trọng và điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách giao tiếp cởi mở, trung thực với bệnh nhân.

Y sĩ sẽ phải làm các nhiệm vụ y tế chuyên môn như kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân, theo dõi các chỉ số sinh tồn, phát thuốc, tiêm thuốc, băng bó vết thương, thay băng hoặc hướng dẫn cho bệnh nhân thực hiện các yêu cầu điều trị của bác sĩ.

Những kỹ năng hành chính

Y sĩ cần phải sở hữu các kỹ năng xử lý các công việc hành chính văn phòng, bao gồm các việc đặt hàng những công cụ, dụng cụ y khoa cần thiết cho việc khám chữa, điều trị, điền thông tin chi tiết vào hóa đơn,...

Nếu văn phòng Y khoa không có nhân viên lễ tân, thì Y sĩ cũng có thể sẽ chịu trách nhiệm cả công việc trả lời điện thoại, lên lịch các cuộc hẹn khám chữa bệnh và chịu trách nhiệm cho những công việc hành chính có liên quan khác.

Khả năng giải phẫu cơ thể

Một trong những kỹ năng quan trọng đối với Y sĩ là khả năng làm giải phẫu. Bởi lẽ Y sĩ thường sẽ phải chịu trách nhiệm cho các công việc kiểm tra cơ bản hay là chuẩn bị cho công việc khám chữa, điều trị của bác sĩ.

Y sĩ phải hiểu rõ về hệ thống thần kinh, đường tiết niệu và hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và cơ quan sinh sản, nội tiết tố trong cơ thể và hệ thống tim mạch. Khi bệnh nhân bị đau hoặc xuất hiện một biến chứng cụ thể, thì Y sĩ sẽ phải xác định được cụ thể vị trí cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và truyền đạt thông tin lại cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.


Y sĩ cần giao tiếp tốt với bệnh nhân
Y sĩ cần giao tiếp tốt với bệnh nhân

Có kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm

Nếu làm việc ở các cơ sở điều trị y tế nhỏ, không gửi các mẫu xét nghiệm đến các phòng thí nghiệm lớn thì Y sĩ cũng có thể sẽ phải có kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm.

Các kỹ năng này có thể là: kiểm tra thị lực, thai sản, phân tích các mẫu nước tiểu và phân tích các mẫu bệnh phẩm khác nhau. Y sĩ cũng có thể được yêu cầu sẽ phải chuẩn bị cho những mẫu bệnh phẩm nếu tại cơ sở y khoa không thể tiến hành kiểm tra được.

Để theo đuổi công việc Y sĩ, các bạn học sinh có thể thi vào Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội hoặc Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh…Công việc này tuy hơi vất vả nhưng bạn sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến lên các vị trí cao hơn.

Qua bài viết trên, Meeyland.com hy vọng đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích về ngành Y Sĩ. Hãy theo dõi website thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước