Xuất hiện trào lưu bán nhà để đầu tư của giới buôn bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Đề xuất đánh thuế nhà đất thứ hai: Điều gì sẽ xảy ra với thị trường bất động sản TP.HCM?"Quái vật Hy Lạp" Giannis Antetokounmpo và cuộc chiến đưa gia đình thoát khỏi cảnh thuê nhàVợ con của cán bộ, công chức có được thuê nhà công vụ không?Thường xuyên thay đổi nhà ở
Chị Nguyễn Thị Luyến (36 tuổi) là một môi giới bất động sản tại Hà Nội chia sẻ: “Trong khoảng hơn 5 năm qua, gia đình đã thường xuyên thay đổi nhà ở lần vì nhà cứ có khách mua được giá là bán”. Câu chuyện này “tưởng đùa nhưng là thật” vì nó đã trở nên tương đối quen thuộc đối với môi bất động sản giới này.
Theo chị Luyến, lý do để chị và gia đình có nhiều lần chuyển nhà như vậy là do giá nhà đất có sự biến động liên tục nên có thể thu về được lợi nhuận. Do cả hai vợ chồng đều còn rất trẻ nên việc chuyển nhà cũng không quá phức tạp. Vậy nên nếu thu lời được thì rất sẵn sàng bán rồi dùng tiền tập trung đầu tư vào nơi khác.
Hồi năm 2021, khi thị trường bất động sản dậy sóng mạnh mẽ, chị đã lời được khoảng 700 triệu đồng cho một ngôi nhà mới chuyển ở được gần 1 tháng. Môi giới này nhớ lại: “Căn nhà nhỏ đó, vợ chồng tôi mua trước đó chỉ 1.2 tỉ đồng, thế nhưng, ngay sau đó phường có kế hoạch mở đường mới nên giá đất tăng khá mạnh. Vậy nên, chúng tôi quyết định bán lại căn nhà đó với giá hơn 1,9 tỷ đồng, số tiền lãi được vợ chồng quyết định đi đầu tư, kinh doanh”.
Theo chị Luyến, thời gian lâu nhất mà vợ chồng sống tại một căn nhà trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến nay là khoảng 6 tháng, thậm chí có những ngôi nhà chỉ ở được 1 đến 2 tháng là đã đổi chủ. Với khoản tiền chênh lệch có được, chị này tập trung đầu tư vào một cửa hàng bán mỹ phẩm và tái đầu tư những sản phẩm đất nền giá rẻ tận Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), tỉnh Đồng Nai, Bình Dương…
Những người thân của môi giới này cũng từng nhiều lần khuyên nên ở yên một nơi vì “có an cư mới lập nghiệp” được. Vậy nhưng, với suy nghĩ nhạy bén của một “dân buôn” bất động sản chính hiệu, việc nắm bắt cơ hội để thu lời nhuận mới là điều quan trọng hơn cả.
“Vì còn trẻ nên chúng tôi muốn tập trung vào việc kiếm tiền rồi sẽ ổn định cuộc sống, nếu bỏ lỡ những cơ hội đầu tư như thế này thì tiếc lắm. Khi tìm mua lại nhà với tôi cũng không có khó khăn gì, vì công việc của tôi là một môi giới bất động sản nên biết được rất nhiều ngôi nhà đang rao bán nên cũng dễ dàng trả giá được”, chị Luyến bày tỏ.
Chấp nhận thuê trọ, để có tiền đầu tư
Trong nhiều thời điểm khác nhau, việc mua lại nhà không dễ như những gì chị Nguyễn Thị Luyến tưởng tượng nên tình cảnh phải thuê nhà ở trọ là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí rất nhiều lần, hai vợ chồng môi giới này đã phải ở tạm nhà nghỉ vài bà hôm rồi mới tìm được nhà đi ở trọ.
Những người sống xung quanh vợ chồng chị thấy chỉ ở mấy tháng rồi lại chuyển đi nên cảm thấy rất tò mò xen lẫn nghi hoặc về gia đình chị. Chị Luyến vừa cười vừa nói: “Có rất nhiều người thấy chúng tôi chả có đồ đạc gì cũng như chỉ ở mấy tháng rồi đi nên nghĩ chúng tôi đang đi trốn nợ. Một số người quan tâm hỏi han nhưng có người lại tỏ thái độ xa lánh chúng tôi”.
Đến nay, sau rất nhiều lần “mua đi bán lại”, chị Luyến và chồng cũng đã tích lũy được một số tài sản nhất định. Bên cạnh việc tham gia đầu tư “lướt sóng” những sản phẩm đất nền, chị này cũng đã đầu tư thêm chứng khoán với các mã ngành dài hạn. Bên cạnh đó, việc kinh doanh mỹ phẩm cũng diễn ra khá thuận lợi giúp thu nhập của gia đình ngày một thêm ổn định hơn.
Trong thời gian tới, nhà môi giới bất động sản này quyết định “rửa tay gác kiếm” để tập trung chăm lo cho gia đình ổn định cuộc sống hơn. “Tôi đang có một số dự định sinh con nên sẽ tìm một khu vực tốt để tậu một căn nhà, sau này khi có con sẽ không thể chuyển nhà suốt như thế được, vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường phát triển của con”, chị Luyến nói.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc một số người chọn ở nhà thuê để lấy tiền mặt ra đầu tư là hình thức linh hoạt về tài chính. Hiện nay, các kênh đầu tư như bất động sản và chứng khoán, tiền điện tử... đang rất sôi động. Tuy nhiên, đây không phải là sân chơi cho người ăn chắc mặc bền do luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thành hay bại, ngoài sự may mắn, nhà đầu tư phải có trình độ, kiến thức và kinh nghiệm.
Theo tâm lý chung, phần lớn nguời Việt tích góp tiền mua được căn nhà, ngoài việc ổn định chỗ ở nhưng cũng là hình thức đầu tư tích lũy, chờ giá lên. Đó là một dạng đầu tư kép, có ưu điểm là tạo ra giá trị bền vững, ổn định. Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ mất đi những cơ hội đầu tư kinh doanh, khó tạo ra sự đột phá về tài sản.
Trong khi đó, thuê nhà để ở là hình thức dồn toàn bộ số tài sản mình đang có để đầu tư. Đó thường là những người mạo hiểm, không e ngại ở trọ, có thể chuyển nay đây mai đó, không thích sự ổn định.
Theo đánh giá Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, giá nhà tăng nhanh nhưng thanh khoản trong thời gian qua khá thấp là tín hiệu cho thấy đã xuất hiện "bong bóng" cục bộ tại một số thị trường. Đáng chú ý, giá nhà ở leo thang theo giá đất và lập mặt bằng giá mới tại nhiều nơi, nhưng lượng giao dịch lại đạt mức thấp. Để ổn định thị trường bất động sản, các cơ quan quản lý Nhà nước hiện đang đẩy mạnh củng cố các hành lang pháp lý để thị trường bất động sản phát triển ổn định.
Trong đó, các địa phương nhanh chóng thực hiện việc công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất trên địa bàn. Thậm chí, nhiều tỉnh thành ra văn bản dừng các hoạt động phân lô, bán đất nền khiến thị trường bị chững lại.
Mặt khác, giá bất động sản thời gian qua đã bị đẩy lên quá cao ở nhiều địa phương và khi trải qua nhiều cơn "sốt đất" liên tục khiến nhà đầu tư phải thận trọng hơn trong việc ra quyết định rót vốn.
Cảnh báo nguy cơ "bong bóng" bất động sản cục bộ, các chuyên gia bày tỏ, hiện tượng này sẽ càng làm suy yếu thanh khoản trên thị trường. Kịch bản "chết trên đống tài sản" sẽ thành hiện thực khi đầu cơ đất đai lên cao và các nguồn cấp vốn "khóa van" tín dụng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định, hiện tượng "bong bóng" giá đất chỉ hình thành cục bộ tại những nơi có sốt đất, chủ yếu là những địa bàn lân cận "ăn theo" sức nóng tăng giá ở vùng lõi, mức độ ảnh hưởng không đại diện cho tổng thể thị trường.