meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xây dựng, nội thất, ngân hàng… đều trông chờ bất động sản khơi thông

Thứ sáu, 23/12/2022-23:12
Khi một ngôi nhà được hoàn thiện sẽ kéo theo hàng ngàn nhu cầu phát sinh. Khi thị trường bất động sản phát triển sẽ kéo theo sự tăng trưởng của rất nhiều ngành nghề phụ trợ. Còn nếu bất động sản khủng hoảng có thể khiến các ngành này rơi vào khó khăn.

Mới nhận được thông báo bàn giao căn hộ trên đường Đào Trí (quận 7, TP. HCM) vào tháng sau, chị Niên (người mua nhà) đã nghĩ ngay tới việc tiềm một bên thiết kế và lắp đặt nội thất. Hay anh Phạm Chiến (hàng xóm tương lai của chị Niên) còn đặt mua mới tất cả đồ nội thất, chỉ chờ để nhận nhà.

Có thể thấy, nhu cầu và mức sống của người dân đang cao hơn, các gia đình không chỉ sống trong căn nhà đơn điệu mà họ đã tập trung để biến không gian ngôi nhà trở nên đa dạng, phong phú hơn. Từ đó có thể thể hiện lối sống, phong cách riêng của gia chủ. 

Hàng ngàn dịch vụ phục vụ cho một căn nhà

Chỉ từ câu chuyện mua sắm của những cư dân như chị Niên, anh Chiến đã cho thấy nhu cầu khởi phát sau khi một dự án bất động sản hoàn thành, khi đó sẽ tác động lên cả một hệ sinh thái những ngành nghề liên quan, ảnh hưởng lẫn nhau xoay quanh bất động sản. 


Nếu không có các dự án thì ngành nội thất, thiết kế, thiết bị gia dụng… sẽ mất đi các cơ hội phát triển
Nếu không có các dự án thì ngành nội thất, thiết kế, thiết bị gia dụng… sẽ mất đi các cơ hội phát triển

Nếu không có các dự án, công trình thì ngành nội thất, thiết kế, thiết bị gia dụng… sẽ mất đi các cơ hội phát triển. Hay tới cả những lĩnh vực không mất liên quan như vay tiêu dùng, nghệ thuật trang trí,... cũng sẽ chịu tác động bởi “sức khỏe” của thị trường bất động sản. Bởi, để tại ra một không gian sống hoàn thiện, phù hợp về nội, ngoại thất cho căn nhà thì cần tới cả trăm sản phẩm, dịch vụ đi kèm. 

Theo ghi nhận tại nhiều siêu thị điện máy lớn trên địa bàn TP. HCM như Nguyễn Kim, Điện Máy Xanh, Chợ Lớn… ở thời điểm này có lượng mua sắm cuối năm không có nhiều đột biến. 

“Mọi năm các chủ đầu tư dự án thường có chương trình “nhận nhà đón Tết”, nhưng năm nay thị trường này khó khăn, nhiều dự án chậm tiến độ nên không có nhà bàn giao, nên đã làm hạn chế nhu cầu mua sắm dịp cuối năm của người dân” - Anh Tuấn - Quản lý của một siêu thị điện máy trên đường Kha Vạn Cân (TP Thủ Đức) cho hay. 

Thực tế, khi một ngôi nhà hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ có rất nhiều nhu cầu về việc hoàn thiện một không gian sống đủ tiện nghi. Khi đó, các vật dụng thiết yếu như đồ nội thất, đồ điện gia dụng, đồ trang trí nhà cửa, camera, thiết bị an ninh; bồn chứa nước, vật dụng bếp, máy nước nóng năng lượng mặt trời… cũng như rất nhiều thứ khác cần thiết cho cuộc sống cơ bản của gia chủ.

Bởi vậy mà trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn thì không ít ngành sản xuất, dịch vụ liên quan tới BĐS cũng ghi nhận sự sụt giảm. 

Sự tác động của nền kinh tế

Việt Nam bắt đầu đổi mới từ những năm 1986, khi đó thị trường bất động sản cũng đã “manh nha”. Năm 1993, khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai đầu tiên và Pháp lệnh Nhà ở, đã tạo được khuôn khổ pháp lý cho thị trường BĐS về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, từ đó chính thức hình thành thị trường bất động sản.


Ngành bất động sản của Việt Nam đang ảnh hưởng tới hơn 40 ngành nghề khác nhau
Ngành bất động sản của Việt Nam đang ảnh hưởng tới hơn 40 ngành nghề khác nhau

Đã có khoảng 30 năm hình thành và phát triển, ngành bất động sản của Việt Nam đã trải qua nhiều biến động và hiện tại đã là yếu tố liên quan mật thiết với nền kinh tế sản xuất, thương mại, dịch vụ… tác động tới hơn 40 ngành nghề khác nhau. 

Đầu năm 2021, kết quả nghiên cứu khoa học về "Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam – vai trò và khuyến nghị chính sách" đã được Hiệp hội Bất động sản Việt Nam công bố. Nghiên cứu được thực hiện bởi những chuyên gia hàng đầu lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng, BĐS, quy hoạch và pháp lý. 

Theo nghiên cứu, BĐS đã góp 7,62% GDP quốc gia, đóng vai trò “đầu kéo” của nhiều ngành như xây dựng, lưu trú - ăn uống, du lịch, tài chính - ngân hàng, công nghiệp chế biến chế tạo… 

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà phân tích, trong 1 thập kỷ qua, mỗi năm Việt Nam bình quân xây mới 60 triệu m2 nhà ở, nhất là tại khu vực đô thị. Tính toán cho thấy, mỗi năm thị trường BĐS góp vào 0,4 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế, tức 10% thu nhập quốc dân và 3% tăng trưởng GDP. 


Thị trường bất động đóng tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động
Thị trường bất động đóng tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động

Bất động đóng vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế, tạo ra công việc cho hàng triệu người lao động, góp phần đảm bảo an ninh xã hội về nhà ở cho người dân. Bên cạnh đó, ngành học về BĐS đã được đưa vào giảng dạy tại một số trường đại học tại Việt Nam và trên thế giới để bổ sung nguồn lực chất lượng cho ngành. 

Trước bối cảnh thị trường bất động sản rơi vào ngưng trệ, Chính phủ cùng các bộ ban ngành, Nhân hàng Nhà nước đang chung tay vực dậy thị trường. Ngày 14/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký công điện tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở. Thủ tướng yêu cầu các bộ ban ngành, địa phương có giải pháp đẩy mạnh xử lý vướng mắc; Doanh nghiệp cần cơ cấu lại dòng tiền và sản phẩm… Tổ công tác của Thủ tướng được thành lập hồi giữa tháng 11, đơn vị này đã làm việc, trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp và địa phương, tìm cách hướng dẫn cụ thể thực thi, thể chế, phân loại khó khăn vướng mắc của thị trường BĐS. 

Cùng với đó, hàng loạt giải pháp như nới room tín dụng thêm 1,2 - 2%, thúc đẩy tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý dự án, thúc đẩy sửa đổi Nghị định 65 để hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp… nhanh chóng được triển khai. Không đơn giản chỉ là chuyện giải cứu BĐS mà đây là việc khơi thông thanh khoản cho một lĩnh vực có sức ảnh hưởng quan trọng tới sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế trong giai đoạn này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia: Bảng giá đất có thể khiến giá nhà tăng tới 50%

Người dân lại gặp khó với vàng

Người mua nhà ngày càng phải chi nhiều tiền hơn để sở hữu căn hộ

Tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế: Góc nhìn của chuyên gia

Đất DVH là gì? 3 lưu ý quan trọng về đất xây dựng cơ sở văn hóa

Lời khuyên từ chủ nhân của một ngôi nhà “không phát thải” trị giá 1,1 triệu USD và xu hướng mới trong lĩnh vực proptech

Bộ Xây dựng: Đấu giá cao rồi bỏ cọc khiến doanh nghiệp khó làm dự án bình dân

Lãi suất huy động từ nay đến cuối năm đã "hết cửa” giảm?

Tin mới cập nhật

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

1 ngày trước

Chuyên gia: Bảng giá đất có thể khiến giá nhà tăng tới 50%

1 ngày trước

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

2 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

2 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

3 ngày trước