meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam có nhiều khả năng dẫn đầu khu vực ASEAN về đầu tư phát triển hạ tầng 

Thứ năm, 20/10/2022-22:10
Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng HSBC, Việt Nam là quốc gia liên tục đầu tư mạnh cho phát triển hạ tầng tương đương 6% GDP mỗi năm. 

Phát triển hạ tầng từ nguồn ngân sách

Theo vneconomy.vn, tại báo cáo “Triển vọng ASEAN - Củng cố tài khóa: Một chặng đường dài của ngân hàng HSBC cho thấy, bên cạnh trợ giá, hầu hết các nền kinh tế sẽ tiếp tục phân bổ lại các nguồn vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng. Đây luôn là vấn đề thường trực đối với các nhà làm chính sách tại ASEAN và cũng là trọng tâm chính sách bởi tiến độ của nhiều dự án lớn bị gián đoạn do đại dịch. Trong các nước ASEAN, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều dựa vào đầu tư ngân sách để thúc đẩy phục hồi.

Malaysia đã thực hiện tăng 30% ngân sách để đầu tư phát triển trong kế hoạch ngân sách 2023, đồng thời triển khai một kế hoạch tổng thể giai đoạn 2023 - 2030 để giới thiệu mô hình đối tác công tư PPP mới nhằm thúc đẩy các dự án phát triển hạ tầng tại quốc gia này. 


Việt Nam dành 6% GDP mỗi năm để phát triển hạ tầng.
Việt Nam dành 6% GDP mỗi năm để phát triển hạ tầng.

Đối với Việt Nam, là một quốc gia liên tục đầu tư mạnh cho phát triển hạ tầng. Tương đương với 6% GDP mỗi năm thì Việt Nam có nhiều khả năng lại dẫn đầu khu vực về mảng này. Nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thích ứng với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng, nền kinh tế này ngày càng cần nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng “truyền thống”.

“Mặc dù vậy, nhiều dự án đã rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài và đội vốn. Ví dụ, công tác xây dựng của phần lớn trong số 11 dự án thành phần thuộc đường cao tốc Bắc Nam, theo kế hoạch phải hoàn thành trong giai đoạn 2017-2020, đã bị chậm tiến độ. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng cam kết đóng vai trò tích cực hơn trong việc giám sát tiến độ và tháo gỡ các khó khăn”, báo cáo của HSBC nhấn mạnh.

Nhiều khó khăn khi thu ngân sách 

Theo báo cáo này, cơ sở thuế của các nước trong khối ASEAN khác nhau, chiếm từ 8 - 15% GDP. Ở cận trên có Philippines, kết quả này đạt được do các nhà chức trách của nước này đã tiến hàng cải tổ mang tính cột mốc nhằm củng cố cơ sở tài khóa. Thuế tiêu thụ đặc biệt tại Philippines đã tăng đối với nhiên liệu và các mặt hàng đặc biệt bị áp thuế khác. 

Sau khi loại bỏ các chính sách miễn thuế dư thừa và ưu đãi tài khóa hoặc tự động hết hiệu lực khi đến hạn thì cơ sở thuế của Philippines được mở rộng thêm. Dẫn đến kết quả, tỷ trọng thu thuế trên GDP đã tăng lên đáng kể mặc dù biểu thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân tại quốc gia này đều giảm đối với mọi đối tượng chịu thuế. Những cải tổ gần đây nhiều khả năng sẽ giúp cơ sở tài khóa của Philippines trụ vững trước những khó khăn sắp tới. 

Còn tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cũng đang gặp một số thách thức về mở rộng nguồn thu thuế. Tỷ trọng thu thuế trên GDP của Thái Lan và Việt Nam đã giảm một phần do những biện pháp tạm thời nhằm giúp đỡ người dân ứng phó với tình trạng chi phí sinh hoạt tăng cao. Thái Lan đã cắt giảm thuế thường niên đối với dịch vụ taxi và xe tuk-tuk. Quốc gia này cũng đã giảm 5 THB cho mỗi lít dầu diesel, đây là loại nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất tại Thái Lan. 


Tỷ trọng thu thuế trên GDP của Việt Nam đã giảm một phần do áp dụng các chính sách hỗ trợ người dân. 
Tỷ trọng thu thuế trên GDP của Việt Nam đã giảm một phần do áp dụng các chính sách hỗ trợ người dân. 

Báo cáo nhấn mạnh: “Trong khi đó, Việt Nam giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% và đồng thời cắt giảm thuế bảo vệ môi trường đối với một số loại nhiên liệu, tuy nhiên, những điều chỉnh này chỉ bắt đầu áp dụng từ năm 2022. Lưu ý ở đây, tỷ trọng thu ngân sách từ thuế trên GDP của Việt Nam giảm phần nào cũng do việc đánh giá lại quy mô GDP từ năm 2021”.

Tại Indonesia và Malaysia, thu ngân sách sụt giảm xuất hiện từ trước đại dịch, đây là một vấn đề đặc biệt đáng lo ngại. Trong năm 2022, do giá năng lượng thế giới tăng cao khiến cả hai quốc gia này đều đang bội thu bất ngờ. Tuy nhiên, báo cáo nhận định xu hướng này chứ có gì chắc chắn trong năm 2023 nếu giá năng lượng thế giới trở nên ổn định. 

Còn tại Singapore có nhiều triển vọng thu ngân sách nhờ triển khai kế hoạch tăng thuế hàng hóa và dịch vụ GST. Thuế GST là nguồn thu ngân sách lớn thứ ba của Singapore, chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách. Thuế GST sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn như sau: tăng 1 điểm phần trăm từ ngày 1/1/2023 lên 8% và tăng thêm 1 điểm phần trăm từ 1/1/2024 lên 9%.


Những biến động về kinh tế vĩ mô sẽ tác động tới nguồn thu ngân sách.
Những biến động về kinh tế vĩ mô sẽ tác động tới nguồn thu ngân sách.

Ngân hàng HSBC nhận định, tính chất VUCA (viết tắt của biến động, khó lường, phức tạp và mơ hồ của môi trường kinh tế vĩ mô ngày nay) luôn là vấn đề được quan tâm nhiều. Nguyên nhân do các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), những căng thẳng địa chính trị, lạm phát tăng và giá nguyên liệu tăng cao. Sự không chắc chắn của kinh tế vĩ mô đồng nghĩa với sự không chắc chắn về nguồn thu ngân sách cơ bản của một quốc gia. 

Vì vậy, phần lớn các chính phủ tại khu vực ASEAN dự đoán tăng trưởng thu ngân sách trong năm 2023 thấp hơn xu hướng trước đây. Tại mỗi quốc gia sẽ có sự tác động khác nhau, trong đó Philippines, Việt Nam và Singapore là ba quốc gia có tỷ trọng thu ngân sách từ thuế trên GDP cao nhất thì có nhiều khả năng trụ vững. HSBC đã chạy thử một bài đánh giá khả năng chống chịu để xem những thay đổi về tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá ngoại tệ có thể tác động đến thu ngân sách của các chính phủ như thế nào.

"Tăng trưởng GDP thực tế thấp đi sẽ đồng nghĩa với thu ngân sách từ thuế giảm vì có ít hoạt động kinh tế để đánh thuế, người dân giảm mua hàng và thu nhập ít đi. Nếu không có gì thay đổi, mối tương quan giữa GDP và tăng trưởng thu ngân sách thường rất lớn. Nói một cách đơn giản, chúng tôi giả định rằng sự tương quan gần như đạt mức tương ứng hoàn toàn (một đổi một) - hoạt động kinh tế giảm 1% có thể dẫn đến thu ngân sách giảm 1%", HSBC nhận định.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước