meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sân bay thúc đẩy hạ tầng, thu hút dòng tiền về các tỉnh

Thứ sáu, 07/10/2022-22:10
Theo quy hoạch tổng thể sân bay giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 khi được phê duyệt sẽ trở thành cơ sở tạo ra hệ thống hạ tầng hiện đại, tiền đề kéo kinh tế - xã hội các tỉnh “cất cánh”. 

Kỳ vọng phát triển địa phương nhờ sân bay

Theo Nhịp sống Thị trường, quy hoạch về hệ thống cảng hàng không (CHK) toàn quốc trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 hiện tại vẫn chưa được Bộ GTVT hoàn chỉnh. Nhiều địa phương hiện đã gửi văn bản đến Bộ GTVT và Chính phủ để xin bổ sung sân bay của tỉnh vào trong vào quy hoạch.

Tính riêng tháng 9, đã có 3 tỉnh là Tuyên Quang, Sơn La, Kon Tum gửi văn bản đề xuất bổ sung vào quy hoạch các sân bay là Na Hang, Mộc Châu, Măng Đen. Được biết, trước đó cũng có các tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh, Hà Giang, Bắc Giang, Đắk Nông và Bình Phước cũng kiến nghị đưa sân bay về địa phương. 

Nguyên nhân khiến các tỉnh muốn xin bổ sung sân bay vào quy hoạch vì đây sẽ là động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực; Kết nối thuận tiện giữa các địa phương, vùng kinh tế trọng điểm của cả nước; Đảm bảo an ninh quốc phòng…


Các tỉnh đều muốn xin bổ sung sân bay vào quy hoạch
Các tỉnh đều muốn xin bổ sung sân bay vào quy hoạch

Các CHK chính là động lực thúc đẩy phát triển du lịch và kết nối giao thương liên vùng, liên quốc gia. Bằng chứng thực tế nhất là một tuyến cao tốc tuy được đầu tư lớn nhưng cũng chỉ giúp kết nối trực tiếp 2 tỉnh lân cận. Trong khi đó, một sân bay có thể mang tới cơ hội thông thường với toàn bộ 63 tỉnh, thành phố hay với toàn thế giới. Vì vậy, việc các tỉnh liên tục đề xuất bổ sung sân bay là điều tất yếu.

Số lượng 22 sân bay của Việt Nam thực tế không nhiều so với các nước trong khu vực. Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam - Trần Quang Châu khẳng định, việc các tỉnh đề xuất xây dựng sân bay để phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, bảo đảm công tác cứu hộ, quốc phòng là chính đáng.

"Một tỉnh có thể có 3 sân bay nếu chứng minh được rằng chúng giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh hay phục vụ vùng đặc khu kinh tế. Nhưng việc xây mới phải được tính toán với nhiều tiêu chí kinh tế xã hội, địa hình trên tổng thể mạng lưới cảng hàng không cả nước và cần huy động vốn theo hình thức xã hóa" - Ông Châu nói.

Theo vị chuyên gia, những sân bay được quy hoạch đồng bộ sẽ giúp địa phương tăng trưởng đô thị, thu hút đầu tư và kích thích phát triển hạ tầng, du lịch.

PGS.TS Phạm Bích San thuộc Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển nhận định, việc xây dựng hệ thống sân bay, trước hết cần tính tới đáp ứng nhu cầu về du lịch. Những khu vực có tiềm năng du lịch lớn thì phải được ưu tiên như Sapa, Hà Giang…

Kéo nguồn vốn về tỉnh

Ông Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) cho biết, hàng không Việt Nam được đánh giá có sự phát triển thuộc top đầu khu vực. Để đáp ứng cơ sở hạ tầng hậu Covid - 19 thì Việt Nam cần sớm đầu tư, mở rộng các sân bay hiện có và xây dựng thêm sân bay mới để giảm áp lực, quá tải.


Hạ tầng hàng không phát triển sẽ là nền tảng để du lịch phát triển và ngược lại
Hạ tầng hàng không phát triển sẽ là nền tảng để du lịch phát triển và ngược lại

"Hạ tầng hàng không phát triển sẽ là nền tảng để du lịch phát triển và ngược lại. Tiếp đó sẽ là việc làm, nguồn thu nhập cho các đơn vị cung cấp dịch vụ và người dân…" - Ông Nề nói và đưa ra dẫn chứng, sân bay Phú Quốc được xây dựng từ năm 2008 và khai thác từ năm 2012. Từ đó liên tục đón lượng khách tăng trưởng mạnh mẽ, vượt chỉ tiêu công suất. 

Nhờ đó, việc du lịch, đầu tư hay kinh doanh tại Phú Quốc cũng trở nên thuận lợi hơn khi các hãng hàng không liên tục tăng tải, mở đường bay mới.

Cụ thể như tần suất khai thác chiều đi/đến Phú Quốc trong tháng 6/2022 đã đạt 100 chuyến nội địa/ngày, tăng so với thời điểm năm 2019 chỉ có tổng 72 chuyến quốc tế và nội địa/ngày. Có thể thấy, nhờ sân bay mà việc du lịch đã dễ dàng hơn, kéo dư địa khách du lịch tới Phú Quốc ngày một đông đảo.

Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính - PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng các cảng hàng không được cải tạo, nâng cấp hay xây mới đều tạo động lực cho kinh tế - xã hội địa phương phát triển thông qua hoạt động du lịch, đầu tư, kinh doanh.

"Tới đây, quy hoạch cảng hàng không, sân bay nên cho phép các địa phương và doanh nghiệp xây dựng sân bay công suất nhỏ, chuyên dùng (như Mộc Châu, Măng Đen) hay cải tạo và mở rộng các sân bay hiện hữu. Từ đó có thể phát triển mạnh du lịch địa phương" - Ông Thịnh nói.


Nhiều tỉnh, thành giàu tiềm năng du lịch nhưng bị cản trở bởi vấn đề về giao thông
Nhiều tỉnh, thành giàu tiềm năng du lịch nhưng bị cản trở bởi vấn đề về giao thông

Mức thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam là khoảng 3.700 - 3.800 USD/người/năm. Chuyên gia nhìn nhận trong vài năm tới khi GDP tăng thì nhu cầu du lịch sẽ rất mạnh. Cần tính toán kỹ hơn về xu hướng và việc đầu tư vào hạ tầng sân bay, đảm bảo hiệu quả nguồn lực đầu tư sao cho hài hòa giữa, người dân, doanh nghiệp và địa phương.

Ông Thịnh nhìn nhận, hiện có nhiều tỉnh, thành giàu tiềm năng du lịch nhưng bị cản trở bởi vấn đề về giao thông. Điều này gây mất cạnh tranh so với những khu vực trung tâm khác như Phan Thiết, Côn Đảo…

"Đối với những điểm du lịch trọng điểm như Côn Đảo hay Mũi Né thì phải sớm đẩy mạnh tiến độ thi công đưa sân bay vào khai thác, để thu hút du khách. Đây cũng là yếu tố tiên quyết để rút ngắn khoảng cách và tiết kiệm thời gian. Đối tượng đi du lịch thường là người có thu nhập ổn định và chịu chi. Vì vậy các địa phương cần nâng cao chất lượng dịch vụ gồm việc di chuyển, mua sắm, nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí…" - Ông Thịnh chia sẻ.

Như thế những lợi ích lớn của sân bay đem về cho địa phương là rất lớn. Hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước rà soát rất kỹ và bổ sung thêm các dự án sân bay giàu tiềm năng vào quy hoạch. Điều này giúp đảm bảo tính hiệu quả của mạng lưới cảng hàng không.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước