meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đến năm 2030, cả nước sẽ đưa vào khai thác 28 sân bay 

Thứ ba, 04/10/2022-12:10
Trong giai đoạn 2021 - 2030, Cục Hàng không Việt Nam sẽ chỉ đầu tư 6 cảng hàng không mới trên toàn quốc và từng bước nâng cấp, khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu. 

6 cảng hàng không mới được đầu tư

Theo thuongtruong.com.vn, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải quy hoạch để cập nhật, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 10/2022. 

Với 22 cảng hàng không đang hoạt động, trong đó 8 cảng hoạt động có lãi là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Cát Bi, Phú Quốc, Liên Khương. 

Trong giai đoạn 2021 - 2030, Cục Hàng không giữ quan điểm từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, chỉ đầu tư mới 6 gồm: Lai Châu, Long Thành, Sa Pa, Nà Sản, Quảng Trị, Phan Thiết. Đưa tổng số cảng hàng không trong cả nước lên 28. 


Phối cảnh sân bay Phan Thiết. Nguồn: UBND tỉnh Bình Thuận.
Phối cảnh sân bay Phan Thiết. Nguồn: UBND tỉnh Bình Thuận.

Mở rộng, nâng cấp các cảng hàng không hiện hữu 

Mạng lưới cảng hàng không được quy hoạch trong giai đoạn 2021 - 2030 với hai đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP Hồ Chí Minh. Tại hai địa phương này hiện có 2 cảng hàng không lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tuy nhiên hiện đang rơi vào tình trạng quá tải. Cảng Hàng không Cát Bi tại Hải Phòng cũng gặp tình trạng tương tự. 

Hải Phòng có lợi thế là địa phương có nhiều du lịch, là nơi trung chuyển, kết nối giao thông giữa các địa phương đang thu hút đầu tư của vùng, lượng khách qua Cảng hàng không Cát Bi trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 2 triệu lượt khách và bắt đầu có dấu hiệu quá tải. 

Về việc cải tạo, nâng cấp sân bay Cát Bi, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam đã có báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về việc triển khai xây dựng nhà ga hành khách T2 sân bay Cát Bi. Dự kiến, việc xây dựng sẽ được triển khai trong 18 tháng kể từ khi hoàn thành giải phóng mặt bằng và có thể khởi công vào tháng 5/2023. 


Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Theo kế hoạch, nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi, Hải Phòng sẽ có diện tích 18,43 ha. Việc xây dựng dự án này sẽ góp phần thay đổi bộ mặt của cảng, nâng công suất khai thác, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông kết nối, thúc đẩy kinh tế của Hải Phòng nói riêng và vùng duyên hải Bắc Bộ nói chung. 

Đối với Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, từ năm 2020, dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 đã được Chính phủ đồng ý triển khai với quy mô 20 triệu hành khách/năm nhằm giảm tải cho nhà ga T1 và T2. Dự kiến trong quý IV/2022, nhà ga hành khách T3 sẽ khởi công. Dự án này sau khi hoàn thành sẽ nâng tổng công suất thiết kế của sân bay Tân Sơn Nhất lên khoảng 50 triệu hành khách/năm. 

Tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, dự án mở rộng nhà ga hành khách hiện đã hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật. Dự kiến sẽ khởi công hệ thống móng cọc của dự án này từ tháng 3/2023 và hoàn thành vào năm 2024. 

Sau khi dự án mở rộng hoàn thành, nhà ga hành khách T2 Nội Bài sẽ nâng mức khai thác từ 10 triệu hành khách/năm hiện nay lên 15 triệu hành khách/năm. 

Nỗ lực hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành 

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là một trong các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia. Đây là công trình thuộc chương trình phát triển kinh tế lớn của Chính phủ cần ưu tiên đẩy nhanh tiến độ. Đến nay, các đơn vị nhà thầu thi công đang nỗ lực để có thể hoàn thành theo các mốc thời gian đề ra. 

Dự án xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 109.000 tỷ đồng, dự án gồm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm trên diện tích sàn 373.000 m2; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Thời gian thực hiện dự án từ 2020 đến 2025. 

Dự án được chia thành 4 dự án thành phần. 

Dự án thành phần 1, các công trình trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước được Thủ tướng giao các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan (Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế) bố trí nguồn vốn thực hiện. Trường hợp không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý Nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BTL hoặc BLT.


Phối cảnh dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phối cảnh dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Dự án thành phần 2, các công trình phục vụ quản lý bay, chủ đầu tư được Thủ tướng giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư.  Dự án này có tổng vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng, vừa được khởi công với diện tích 24.000 m2 gồm: Đài Kiểm soát không lưu, các trạm radar, các hệ thống cảnh báo và các hạng mục phụ trợ khác. 

Đài kiểm soát không lưu cao 123m là hạng mục quan trọng nhất. Các hệ thống thiết bị được thiết kế theo công nghệ tự động hóa hiện đại nhất và có định hướng mở để đầu tư công nghệ trong tương lai. Các nhà thầu thực hiện dự án này cho biết khó khăn lớn nhất hiện nay là mùa mưa khiến nền đất ẩm cao và lúc, kéo theo dây chuyền thi công 3 ca cũng bị ngắt quãng. Mặc dù vậy, các nhà thầu vẫn nỗ lực thi công để giữ tiến độ. 

Dự án thành phần 3, các công trình thiết yếu trong cảng gồm nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe; nhà ga hành khách, hạ tầng hàng không, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải; hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và số 2 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. 

Hiện nay dự án thành phần 3 đã triển khai xong các thủ tục để có thể đấu thầu khởi công xây dựng phần thân nhà ga hành khách vào cuối năm nay. Các nhà thầu tham gia dự án thành phần 3 đều cam kết sẽ huy động mọi nguồn lực để hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và đưa vào khai thác chính thức trong năm 2025. 

Dự án thành phần 4, các công trình khác sẽ được thực hiện bởi các nhà đầu tư, chủ đầu tư do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì lựa chọn. 

Theo Quyết định của Thủ tướng, các dự án thành phần 2, 3, 4 chỉ được sử dụng vốn của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ. 

Theo quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không của nước ta đến năm 2030 sẽ đưa vào khai thác tổng số 28 cảng hàng không nhằm bảo đảm trên 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km. Đến năm 2050 tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng TP Hồ Chí Minh hình thành 2 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế mang tầm cỡ khu vực. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 giờ trước