Hà Nội lên kế hoạch xây dựng sân bay quốc tế thứ hai và Vành đai 5
BÀI LIÊN QUAN
Khởi công xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội trước 30/6/2023Bất động sản ven Hà Nội: Nhà ở tại Hòa Lạc được quan tâm mạnhHà Nội xây dựng quy định về điều kiện gom đất, phân lôTheo vtc.vn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU của Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Chương trình hành động của TP Hà Nội xác định rõ 4 mục đích, yêu cầu, các nhóm chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025, đến năm 2030 và 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của toàn Đảng bộ, hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô Hà Nội, quyết tâm đưa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ đi vào cuộc sống, tạo bước phát triển toàn diện, bứt phá của Thủ đô Hà Nội theo đúng mục tiêu, quan điểm mà Nghị quyết đã đề ra.
Nổi bật trong đó là Hà Nội sẽ phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030.
Đối với dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô dài 112,8 km, có tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Hiện nay, Hà Nội và tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đang tập trung triển khai dự án. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua TP Hà Nội có chiều dài 58,2 km, thuộc 7 quận huyện gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông.
Tại Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội đã được Quốc hội thông qua, dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô chia thành 7 dự án thành phần. Nhóm dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nhóm dự án thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị); đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Trong Chương trình hành động nêu rõ, Hà Nội sẽ mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài. Bên cạnh đó, nghiên cứu, xây dựng thêm một sân bay quốc tế tại Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc gắn với xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng logistics hiện đại.
Việc nghiên cứu sân bay thứ hai cho Hà Nội đặt ra nhằm giải quyết trường hợp sân bay Nội Bài bị quá tải. Bởi theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, đến năm 2050, sản lượng khách qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đạt khoảng 100 triệu lượt.
Với số lượng khách như vậy, sân bay Nội Bài dù có được mở rộng cũng khó đáp ứng được nhu cầu phát triển. Do đó, việc xây dựng sân bay thứ 2 tại Hà Nội là cần thiết.
Về vấn đề phát triển đô thị, TP Hà Nội sẽ tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD). Đến năm 2025, Thành phố phấn đấu có 3 - 5 huyện, đến năm 2030 có thêm 1-2 huyện phát triển thành quận.
Chương trình hành động của TP Hà Nội có nội dung tập trung nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch. Đồng thời, hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai (đầu tư khép kín 07 tuyến đường vành đai giao thông Thủ đô: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5), hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch. Thành phố sẽ thực hiện đầu tư xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống tạo điểm nhấn về kiến trúc gắn với quy hoạch các công trình hiện đại hai bên bờ sông.
Có thể bạn quan tâm: