meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hà Nội xây dựng quy định về điều kiện gom đất, phân lô

Thứ ba, 16/08/2022-23:08
UBND thành phố Hà Nội vừa hoàn thành dự thảo Quy định về điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 
 

Thửa đất tách ra phải rộng tối thiểu 3m, diện tích từ 30m2 trở lên

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, theo dự thảo, đối với thửa đất ở, thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất, điều kiện các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải có chiều dài (chiều sâu) so với chỉ giới xây dựng từ 4m trở lên, có chiều rộng cạnh tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu (hoặc mô tả trên hồ sơ) từ 3m trở lên đối với khu vực các phường, thị trấn; từ 4m trở lên đối với khu vực các xã vùng đồng bằng; từ 5m trở lên đối với khu vực các xã vùng trung du và miền núi.

Đồng thời, các thửa đất phải có diện tích nằm ngoài chỉ giới đường đỏ không nhỏ hơn 30m2 đối với khu vực các phường thuộc 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng); không nhỏ hơn 40m2 đối với khu vực các phường thuộc thị xã Sơn Tây và 8 quận gồm Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Tây Hồ; không nhỏ hơn hạn giao đất ở mới (mức tối thiểu) quy định tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội đối với các xã, thị trấn còn lại.

Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải có đường vào

Dự thảo cũng quy định, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa phải đáp ứng điều kiện có đường vào. 

Trường hợp chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi thì ngõ đi phải có chiều rộng mặt cắt ngang từ 4m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã vùng trung du và miền núi; từ 3m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã vùng đồng bằng; từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực thị trấn và các phường thuộc thị xã Sơn Tây và 8 quận là Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Tây Hồ; từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường thuộc 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Trường hợp chia tách thửa đất có hình thành đường giao thông trên diện tích đất không phải là đất ở, thì người sử dụng đất phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục chia tách thửa đất…

Nhiều cá nhân, doanh nghiệp gom đất, phân lô, bán nền gây nhiễu loạn thị trường

Thời gian qua, tình trạng phân lô, chia tách thửa đất, san lấp đất để xây dựng hạ tầng đường giao thông, vi phạm pháp luật đất đai và trật tự xây dựng đã diễn ra tại một số địa phương trên địa bàn Hà Nội. 

Điển hình tại các huyện như Thạch Thất, Quốc Oai, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn…, nhiều cá nhân, doanh nghiệp nhỏ mua gom đất ở, đất vườn, đất trồng cây lâu năm (thậm chí cả đất rừng) rồi phân lô, bán nền gây nhiễu loạn thị trường. 

Điều đáng nói là việc xin chuyển đổi đất vườn sang đất ở rồi tách thửa để bán khiến cho giá bán đất cao hơn nhiều so với đất ở của người dân xung quanh. Hầu hết các khu đất phân lô, bán nền sau thời gian mua đi bán lại nhộn nhịp đều bị bỏ hoang, không có xây dựng, người ở…

Hà Nội tạm dừng phân lô, tách thửa đã giảm cơn "khát" đất của giới đầu cơ

Trước thực trạng này, để ngăn chặn tình trạng phân lô, tách thửa, tạo "sốt ảo" trên thị trường bất động sản, từ cuối tháng 3/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ra văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất; thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở cho đến khi thành phố có quy định cụ thể.

Ghi nhận thực tế sau hơn 4 tháng Hà Nội ra "lệnh" tạm dừng phân lô, tách thửa cùng với việc ngân hàng thắt chặt cho vay kinh doanh bất động sản và cơ quan thuế áp giá chuyển nhượng sát giá trị thực khiến thị trường bất động sản ven Hà Nội rơi vào tình trạng trầm lắng, lượng giao dịch giảm mạnh. Một số huyện như Đông Anh giảm 25%, Gia Lâm 14% và khu vực phía Tây như Thạch Thất, Quốc Oai cũng giảm nhiều so với trước…

Một số chuyên gia cho rằng, việc Hà Nội và một số địa phương liên tiếp tạm dừng phân lô, tách thửa là cần thiết để giảm cơn "khát" đất của giới đầu cơ, giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn. Bởi nếu để phát triển theo hướng tràn lan, tùy tiện sẽ gây nhiễu loạn thị trường. 

Song, về lâu dài, các cơ quan chức năng cần cần nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản thì mới có cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có thể quản lý và quy hoạch đất đai một cách hợp lý và ổn định. 

Đặc biệt, tránh tình trạng đầu cơ tràn lan, đảm bảo quyền lợi chính đáng cũng như nhu cầu thực tế của người dân./.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

12 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

12 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

12 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

12 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước