meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vì sao tỷ lệ người Việt đang muốn mua bất động sản lại đứng đầu Đông Nam Á?

Thứ hai, 28/02/2022-08:02
Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, tỷ lệ người Việt định mua nhà là 92%, cao nhất Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia nhận định, sở dĩ tỷ lệ này cao là vì tâm lý muốn “an cư lập nghiệp” đã ăn sâu vào tâm trí người dân.

Dẫn đầu Đông Nam Á

Theo khảo sát của Batdongsan.com.vn trên 1.000 người Việt thì có đến 92% bày tỏ ý định mua nhà. Trong số 92%, thì có đến hơn 65% người dân tìm kiếm bất động sản sơ cấp, 28% người dân cân nhắc sản phẩm thứ cấp. Điều đặc biệt, hơn 50% người dân muốn mua nhà trong 2 năm tới.

Chưa dừng lại ở đó, 75% chủ sở hữu bất động sản có ý định mua thêm một bất động sản khác. Tuy nhiên, họ vẫn muốn giữ lại bất động sản mình đang có mà không có ý định bán đi. Về thua nhập, những người trên 40 tuổi, có thu nhập 20 triệu đồng/tháng, đã lập gia đình đã sở hữu cho mình 1 bất động sản. Trong khi đó, cùng lứa tuổi, những người có thu nhập từ 70 triệu đồng/tháng trở lên đã sở hữu ít nhất 2 bất động sản.
Cũng theo kết quả báo cáo của Batdongsan.com.vn, khoảng 55% người được khảo sát đang sống ở nhà đất. Hầu hết trong số đó là những người lớn tuổi. 25% đang ở chung cư, 16% ở nhà phố. Người ở biệt thự chiếm khoảng 4%.


92% người dân được khảo sát muốn mua bất động sản.
92% người dân được khảo sát muốn mua bất động sản.

Về nhu cầu địa điểm mua bất động sản đối với những người được khảo sát, hai thành phố lớn nhất cả nước là TP.HCM và Hà Nội vẫn dẫn đầu khi chiếm 80%. Có 83% người đang sống và làm việc tại Hà Nội muốn mua nhà tại Hà Nội, trong khi đó 81 người được khảo sát đang sống tại TP.HCM muốn mua nhà tại thành phố này. Điều này cũng khá dễ hiểu khi đây là hai thành phố năng động, tập trung nhiều lao động nhất hiện nay.

Về giá bất động sản, trong số 1.000 người được khảo sát, hơn 50% cho rằng giá bất động sản hiện nay quá cao. Tuy nhiên, 31% vẫn đang kỳ vọng giá bất động sản sẽ tang 10% trong những năm tới. Có lẽ, vì tâm lý này nên nhiều người vẫn lựa chọn bất động sản là kênh đầu tư mà họ cho rằng sẽ sinh lời nhanh và bền vững nhất.

Theo Batdongsan.com.vn, tỷ lệ 92% người dân đang có ý định mua nhà của Việt Nam hiện đang cao nhất Đông Nam Á khi tỷ lệ này tại các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore chỉ khoảng 70%. Mức chênh hơn 20% là khá lớn.

Theo một thống kê của Bộ Xây dựng vào cuối năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn cung bất động sản trong nước sụt giảm nghiêm trọng. Nguồn cung bất động sản năm 2021 chỉ bằng 50% năm 2020.

Số liệu của Bộ Xây dựng chỉ ra, các dự án phát triển nhà ở thương mại chỉ trên 200 dự án với gần 85.000 căn được cấp phép. Tại Miền Bắc có 84 dự án cung cấp gần 34.000 căn. Khu vực miền Trung có 46 dự án cung cấp hơn 10.500 căn. Khu vực miền Nam có 71 dự án cung cấp ra thị trường hơn 40.000 căn. Cả nước cũng có 6 dự án nhà ở xã hội với hơn 2.400 căn.

Tâm lý của người Việt dành cho BĐS như thế nào?

Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm cho rằng, có 3 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người Việt muốn sở hữu bất động sản đứng đầu Đông Nam Á.

Thứ nhất, người Việt luôn có tâm lý “an cư, lạc nghiệp”. Nghĩa là, đầu tiên có tiền họ phải muốn có một chỗ ở tương tất rồi mới tính đến các chuyện khác. Khác với một số nước trên thế giới, mặc dù họ đã đủ tiền mua bất động sản nhưng vẫn đi thuê, dung tiền đó để chi tiêu, đầu tư cho các mục tiêu khác. “Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rằng nhiều người trẻ tại Việt Nam, họ tích cóp được vài trăm triệu để mua trả góp một căn chung cư, rồi dung khoảng 10 năm sau đó để làm việc trả nợ. Bởi họ quan niệm phải có nhà, có nơi ở thì mới tính đến các câu chuyện khác như đầu tư, mua ô tô”, Tiến sĩ Trần Khắc Tâm nói.


TS. kinh tế Trần Khắc Tâm - nguyên Đại biểu quốc hội
TS. kinh tế Trần Khắc Tâm - nguyên Đại biểu quốc hội

Thứ hai, bất động sản được xem là một kênh đầu tư an toàn trong tâm lý người Việt. Bởi họ có suy nghĩ, nguồn cung đất đai càng ngày càng ít không thể “sinh sôi” ra được. Vì thế, cứ mua một căn nhà, một thửa đất ném ở đó lời lãi sẽ tự sinh ra. Hơn nữa, mức sinh lời của bất động sản cao hơn để tiền ngân hàng và không mạo hiểm như đầu tư vàng. Cũng bởi tâm lý đó nên nhiều người không có nhu cầu sử dụng vẫn đổ xô mua đất, găm đất dẫn đến “sốt” đất, khan hiếm đất ở nhiều nơi.

Thứ ba, tâm lý của bố mẹ Việt là muốn mua nhà để dành cho con cái sau này. Ví dụ nhà có 2 người con thì mua thêm 2 mảnh đất hoặc 2 căn chung cư để sau này khi con trưởng thành sẽ tặng mỗi người 1 bất động sản coi như là vốn khởi nghiệp. Trong khi đó, ở các nước phát triển, khi nghỉ hưu người ta mới mua bất động sản để dưỡng già.

Cùng quan điểm, CEO Nguyễn Mạnh Năm (Giám đốc Công ty BĐS Thịnh Phát Đạt) cho rằng, một nguyên nhân nữa dẫn đến người dân lựa chọn bất động sản là kênh đầu tư là tâm lý lo sợ lạm phát. Hai năm vừa qua, kinh tế khó khan vì Covid-19, nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bất động sản mặc dù bị ảnh hưởng nhưng vẫn được xem là khởi sắc hơn các ngành khác. Các cơn sốt đất trên toàn quốc vẫn xảy ra chứng tỏ nhiều người vẫn quan tâm vào bất động sản.


Nhiều người có tâm lý bất động sản là kênh trú ẩn an toàn.
Nhiều người có tâm lý bất động sản là kênh trú ẩn an toàn.

“Hơn nữa, giá đất tăng phi mã, sang mua chiều bán đã lời lãi cả trăm triệu đồng khiến nhiều người cho rằng bất động sản là kênh đầu tư vừa an toàn nhưng cũng sinh lời tốt nhất. Trong khi đó, Quốc hội vừa thông qua gói kích cầu 350.000 tỷ đồng để phục hồi kinh tế. Hạ tầng, bất động sản cũng được giải ngân với số tiền lớn. Chính vì vậy, đây là thời điểm rất tốt để đầu tư bất động sản dành cho các chủ đầu tư”, ông Năm chia sẻ.

Tuy nhiên, vị này cũng khuyến cáo các nhà đầu tư khi mua bất động sản cần tránh tâm lý đám đông và suy nghĩ nếu mình không mua lúc này sẽ không còn cơ hội nào khác tốt hơn để mua. Với tâm lý đó, họ rất dễ sập bẫy của “cò”. Bất động sản lúc đó sẽ bị đẩy giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó. CEO Nguyễn Mạnh Năm nhấn mạnh: “Nếu muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, người dân cần phải có kiến thức. Nhờ kiến thức có thể đong đếm được chính xác giá trị của bất động sản, tránh bị hớ. Ngoài ra, còn là kỹ năng phân tích thị trường. Nhiều chủ đầu tư mua lúc sốt đất rồi sau đó vỡ bong bóng bất động sản phải lãnh hậu quả nặng nề”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước