meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót hàng nghìn tỷ đồng xây dựng 2 nhà máy pin chỉ trong chưa đầy 1 năm: Động lực đến từ đâu?

Thứ ba, 22/11/2022-16:11
Theo ông Vượng, không chỉ lithium - một trong số các nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất pin - ngày càng khan hiếm mà những nguyên liệu khác như coban hay niken cũng ngày càng thiếu hụt. VinFast vì thế đã lập riêng một danh sách về 6 nhóm linh kiện thiếu hụt để phục vụ cho việc sản xuất pin, đồng thời bắt đầu nghiên cứu để phục vụ cho mục đích dự trữ lâu dài.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót hàng nghìn tỷ đồng xây dựng 2 nhà máy pin

Cách đây không lâu, Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VinES cùng với Công ty Gotion, Inc. đã tiến hành khởi công dự án Nhà máy sản xuất cell pin sạc LFP tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Tổng mức đầu tư của dự án là 275 triệu USD, tương đương gần 6.330 tỷ đồng, quy mô 14ka tại lô CN4-5 khu công nghiệp trung tâm, công suất thiết kế 5 GWh/năm, tương đương với khoảng 30 triệu cell pin/năm. 

Đáng chú ý, có 2.405 tỷ đồng là nguồn vốn từ nhà đầu tư cùng với 3.925 tỷ đồng được huy động từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác. Theo dự kiến, nhà máy pin này sẽ chính thức sản xuất đại trà từ quý 3/2024, đồng thời trở thành nhà máy sản xuất pin LFP đầu tiên tại Việt Nam.


VinFast đã tiến hành bàn giao 100 chiếc xe điện VF8 đầu tiên đến tay người dùng Việt vào tháng 9 vừa qua
VinFast đã tiến hành bàn giao 100 chiếc xe điện VF8 đầu tiên đến tay người dùng Việt vào tháng 9 vừa qua

Vào tháng 12 năm ngoái, VinES cũng đã khởi công xây dựng một nhà máy sản xuất và đóng gói pack pin với công suất 100.000 pack pin/năm. Tổng vốn đầu tư dự án là hơn 4.000 tỷ đồng, quy mô giai đoạn 1 là 8 ha. Hiện tại, nhà máy đang trong công đoạn hoàn thiện cuối cùng trước khi chính thức vận hành vào tháng 12 tới, mục đích là cung cấp pin Lithium cho các dòng ô tô điện và xe buýt điện VinFast. 

Theo bà Phạm Thùy Linh - Tổng giám đốc Công ty VinES, nhà máy sản xuất cell pin LFP liên doanh với đối tác Gotion chính là một phần quan trọng trong chiến lược tự chủ về nguồn cung pin cho các dòng xe điện VinFast và chiến lược của VinES trong việc phát triển thành công ty giải pháp năng lượng hàng đầu. Nhà máy sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo cung cấp đủ lượng cell pin cần thiết cho những dòng ô tô điện sử dụng pin LFP của VinFast cũng như những sản phẩm lưu trữ điện năng được phát triển bởi VinES.

Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược đảm bảo nguồn cung về pin của ông lớn Vingroup cũng như bước đi trong chiến lược đối với việc tự chủ công nghệ pin dành cho xe điện của VinFast. Đây cũng là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển ra các dòng xe điện thông minh, tiên tiến trong tương lai.  

Thời cơ vàng để VinFast tạo dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường

Trước đó, trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của Vingroup, trước những lo ngại của cổ đông về khả năng tiêu thụ của xe VinFast, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup cho biết, trên thế giới đang rất thiếu xe chứ không hề thừa, “chỉ cần VinFast có hàng tốt là có thể bán được”. Đồng thời, vị tỷ phú này cũng nhấn mạnh, đây chính là thời cơ vàng để xe VinFast có thể chiếm lĩnh thị trường và tạo dựng thương hiệu. 

Theo ông Vượng, không chỉ lithium - một trong số các nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất pin - ngày càng khan hiếm mà những nguyên liệu khác như coban hay niken cũng ngày càng thiếu hụt. VinFast vì thế đã lập riêng một danh sách về 6 nhóm linh kiện thiếu hụt để phục vụ cho việc sản xuất pin, đồng thời bắt đầu nghiên cứu để phục vụ cho mục đích dự trữ lâu dài.


Theo ông Vượng, không chỉ lithium - một trong số các nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất pin - ngày càng khan hiếm mà những nguyên liệu khác như coban hay niken cũng ngày càng thiếu hụt
Theo ông Vượng, không chỉ lithium - một trong số các nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất pin - ngày càng khan hiếm mà những nguyên liệu khác như coban hay niken cũng ngày càng thiếu hụt

Trung Quốc, được biết đến là công xưởng của thế giới, thời điểm hiện tại đang gián đoạn cung ứng vì Covid-19; điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bởi một phần linh kiện đều được nhập từ thị trường này. Mỗi chiếc xe ô tô sẽ cần đến khoảng 3.000 đến 4.000 linh kiện, chỉ cần thiếu một con ốc cũng không thể xuất xưởng. Việc phụ thuộc nguồn cung bên ngoài khiến lãnh đạo Vingroup muốn thúc đẩy chiến lược nội địa hóa linh kiện. Cụ thể, ông Vượng cho biết: “Chúng tôi muốn phát triển mạnh mẽ công nghiệp phụ trợ cho ô tô. Mức độ nội địa hoá xe VinFast là khoảng 60%, và tiến tới là 80%”.

Ngoài thị trường trong nước, VinFast còn tham vọng tiến vào thị trường Mỹ, EU với dòng ô tô điện mô hình cho thuê pin. Cụ thể, doanh nghiệp này đặt mục tiêu mỗi năm bán 160.000-180.000 xe tại Mỹ; đến năm 2026 sẽ là 750.000 xe. Đáng chú ý, nhà máy ở Mỹ có công suất chỉ ở mức 150.000 xe nên theo ông Vượng, khoảng 600.000 xe bán tại thị trường Mỹ sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Vào ngày 25/11 tới, Vingroup sẽ xuất khẩu những chiếc xe ô tô điện đầu tiên sang Mỹ, từng bước thực hiện khát vọng lớn của mình. 

Trước đó, VinFast cũng ghi dấu ấn khi đạt được thỏa thuận với dịch vụ cho thuê xe Autonomy của Mỹ với việc cung cấp hơn 2.500 chiếc. Tính đến nay, đây là đơn đặt hàng lớn nhất của công ty và là một phần trong kế hoạch mở rộng trong lĩnh vực này.

Tình trạng thiếu pin trên toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ trong bối cảnh những dòng xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang dần nhường chỗ cho xe điện (EV). Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, doanh số bán xe điện năm nay dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục, tỷ lệ xe EV trên toàn cầu lên mức 13%. Trong quá trình sản xuất xe điện chắc chắn không thể bỏ qua pin - bộ phận quan trọng bậc nhất và chiếm tới ⅓ chi phí sản xuất. Trong thời gian tới, giá pin nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng cao, là nguyên vật liệu hàng đầu mà nhiều hãng xe đang tìm kiếm.

Tuy nhiên, nhiều công ty trên thế giới đang đối mặt với việc thiếu nguồn cung sản xuất pin lithium. Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động như hiện tại, việc giải quyết nguồn cung đối với những nguyên liệu sản xuất pin lithium không hề đơn giản. Trung Quốc hiện nay gần như kiểm soát thị trường pin lithium trên toàn cầu khi tinh chế 80% lượng nguyên liệu thô thế giới cùng với 77% dung lượng pin bán ra toàn thị trường; đồng thời sản xuất 60% linh kiện pin toàn cầu.


Bên trong nhà máy sản xuất xe của VinFast tại Hải Phòng
Bên trong nhà máy sản xuất xe của VinFast tại Hải Phòng

Để khắc phục tình trạng này nhiều công ty kinh doanh xe điện bao gồm cả VinFast đã đầu từ vào nhà máy pin và mở rộng dải sản phẩm xe điện. Bên cạnh đó, chính phủ các nước cũng đang nỗ lực trong việc thúc đẩy khai thác lithium và sản xuất pin để đảm bảo được vấn đề tự chủ nguồn cung. Dù như thế, giới phân tích vẫn nhận định thế giới vẫn còn đang khá chậm so với sự phát triển của thị trường xe điện. Theo Carlos Tavares - CEO Tập đoàn ô tô Stellantis, tình trạng thiếu pin hoặc không có pin cho xe điện chưa thể giải quyết, ít nhất là đến năm 2025-2026. Phía AutoCar nhận định, nếu như không được giải quyết sớm, việc trục trặc trong vấn đề nguồn cung nguyên liệu sản xuất pin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung xe điện trong tương lai.

Tuy nhiên, nỗi lo về pin ô tô điện của VinFast sẽ được giải tỏa ít nhiều sau khi “rót” hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng 2 nhà máy sản xuất pin trong vòng 12 tháng. Đồng thời, doanh nghiệp của Việt Nam cũng mong muốn tự chủ hơn trong quá trình phát triển và sản xuất xe điện. Theo đó, nguồn cung xe điện được đưa ra thị trường cũng hứa hẹn sẽ ổn định hơn, cũng giúp VinFast chủ động vượt lên phía trước, từng bước xác lập vị thế cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu .

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

TP.HCM: Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới vẫn chờ hướng dẫn

Tin mới cập nhật

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

17 giờ trước

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

17 giờ trước

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

17 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

17 giờ trước

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

1 ngày trước