meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông James DeLuca: Từ CEO đầu tiên của của hãng xe VinFast đến tân CEO của Ceer

Thứ hai, 21/11/2022-15:11
Mới đây, ông James Deluca đã được bổ nhiệm trở thành Giám đốc điều hành Ceer - một công ty xe điện khởi nghiệp được chính phủ của Ả Rập Xê Út rót vốn đầu tư. 

Từ CEO đầu tiên của của hãng xe VinFast đến tân CEO của Ceer

Theo thông tin từ Automotive World, ngày 16/11 vừa qua, Hội đồng quản trị của Ceer đã tiến hành bổ nhiệm ông James DeLuca – người được biết đến là vị CEO đầu tiên của hãng xe VinFast – trở thành Giám đốc điều hành của công ty này. 

Được biết, Ceer là thương hiệu xe điện đầu tiên của Ả Rập Xê Út và được liên doanh bởi Foxconn cùng với Quỹ đầu tư công (PIF), có Chủ tịch là Thái tử Mohammed bin Salman bin Abdulaziz. Thương hiệu này mới được ra mắt vào ngày 3/11/2022 và hiện đang có khoảng hơn 400 nhân viên đang nỗ lực tiến hành nghiên cứu và chế tạo xe điện.


Ngày 16/11, Hội đồng quản trị của Ceer đã tiến hành bổ nhiệm ông James DeLuca – người được biết đến là vị CEO đầu tiên của hãng xe VinFast – trở thành Giám đốc điều hành của công ty này
Ngày 16/11, Hội đồng quản trị của Ceer đã tiến hành bổ nhiệm ông James DeLuca – người được biết đến là vị CEO đầu tiên của hãng xe VinFast – trở thành Giám đốc điều hành của công ty này

Theo như giới thiệu của Foxconn, ông James DeLuca đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô, từng đảm nhiệm nhiều vai trò lãnh đạo cấp cao ở General Motors và VinFast. Đảm nhiệm vị trí mới tại Ceer, ông James DeLuca sẽ có vai trò giám sát quá trình phát triển, sản xuất cũng như bán danh mục xe tiêu dùng của Ceer; mục đích là có thể sản xuất những chiếc xe điện mang phong cách biểu tượng và được trang bị đầy đủ các công nghệ và tính năng tiên tiến.

Đáng chú ý, trong quá trình phát triển sản phẩm xe điện của mình, Ceer sẽ sử dụng công nghệ linh kiện từ BMW. Ngoài ra, Foxconn sẽ phát triển kiến trúc điện của những phương tiện mới, mục tiêu có thể tạo ra một hệ thống sản phẩm dẫn đầu trong công nghệ giải trí, kết nối cũng như lái xe tự động. Mỗi chiếc xe đều sẽ được thiết kế và sản xuất tại Ả Rập Xê Út, sau đó được thử nghiệm đúng theo tiêu chuẩn an toàn cũng như kiểm soát chất lượng ô tô trên phạm vi toàn cầu. Theo dự kiến, những sản phẩm xe điện của Ceer sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2025. 

Liên quan đến vấn đề này, ông James DeLuca cũng chia sẻ thêm rằng: “Ả Rập Xê Út đã nhận ra được tầm quan trọng của lĩnh vực ô tô khi đề cập đến vấn đề tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra việc làm cho người dân. Tôi mong muốn định hình Ceer thành một thương hiệu ô tô được người tiêu dùng của Ả Rập Xê Út nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung cảm thấy ngưỡng mộ”. 

Được biết, thương hiệu mới này sẽ thiết kế cũng như sản xuất và bán nhiều loại phương tiện cho những người tiêu dùng tại Ả Rập Saudi và khu vực MENA, trong đó có cả xe sedan và xe thể thao đa dụng. Bên cạnh đó, Ceer cũng sẽ thu hút hơn 150 triệu USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời tạo ra khoảng 30.000 việc làm cả trực tiếp lẫn gián tiếp; đóng góp trực tiếp 8 tỷ USD vào GDP của Ả Rập Saudi vào năm 2034. Vì thế, Ceer được coi là một phần trong chiến lược PIF của Ả Rập Xê Út nhằm đa dạng hóa sự tăng trưởng GDP thông qua việc đầu tư vào các ngành triển vọng.


Ceer là thương hiệu xe điện đầu tiên của Ả Rập Xê Út và được liên doanh bởi Foxconn cùng với Quỹ đầu tư công (PIF), có Chủ tịch là Thái tử Mohammed bin Salman bin Abdulaziz
Ceer là thương hiệu xe điện đầu tiên của Ả Rập Xê Út và được liên doanh bởi Foxconn cùng với Quỹ đầu tư công (PIF), có Chủ tịch là Thái tử Mohammed bin Salman bin Abdulaziz

Cũng trong buổi lễ ra mắt Ceer, Hoàng thân Thái tử Mohammed bin Salman chia sẻ: “Ả Rập Saudi không chỉ xây dựng nên một thương hiệu ô tô mới, chúng tôi còn khởi xướng một ngành công nghiệp mới, một hệ sinh thái có thể thu hút đầu tư địa phương và quốc tế, tạo cơ hội việc làm cho các tài năng địa phương; đồng thời cho phép công nghệ tư nhân cà góp phần tăng GDP của Ả Rập Xê Út trong thập kỷ tới, điều này giống như một phần trong chiến lược của PIF để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phù hợp với Tầm nhìn 2030”.

Hành trình sự nghiệp của ông James DeLuca

Như đã nói ở trên, ông James DeLuca - tân CEO của Ceer từng có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô, bao gồm những vai trò lãnh đạo cấp cao ở cả General Motors và VinFast. Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trực tiếp tại các phân xưởng, nhà máy sản xuất của GM, ông James DeLuca am hiểu về từng chi tiết trong quy trình sản xuất ra một chiếc ô tô, bắt đầu từ khâu nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật công nghệ cho đến sản xuất, lắp ráp cũng như bảo trì xe. Trong vấn đề thị trường, ông James B.DeLuca cũng hiểu biết sâu rộng về thị trường xe ô tô toàn cầu, từ Mỹ, EU cho đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, khu vực ASEAN, Ấn Độ...

Cụ thể, ông từng đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch điều hành hoạt động sản xuất toàn cầu của General Motors (GM) trong khoảng thời gian từ tháng 2/2014 đến tháng 9/2016. Ông James DeLuca cũng chính là người đã gắn bó cùng với hãng xe Mỹ kể từ khi bắt đầu là sinh viên vào năm 1979 tại Học viện GM. Sau đó, ông tiếp tục trải qua hàng lợt vị trí quản lý các cấp ở các nhà máy và chuyên trách hoạt động sản xuất.

Đến tháng 11/2007, ông James DeLuca đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch phụ trách chất lượng của GM khu vực châu Á Thái Bình Dương và GM Daewoo & Technology. Kinh nghiệm sau những năm làm việc tại thị trường quốc tế đã được James DeLuca tích lũy nhiều hơn nữa khi tiếp tục được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch quản lý chất lượng, sau đó là Phó chủ tịch điều hành của General Motors toàn cầu (Executive Vice President - Global Manufacturing) từ năm 2009 đến năm 2014. Từ năm 2014 đến năm 2017, ông James DeLuca với cương vị Phó chủ tịch điều hành hoạt động sản xuất toàn cầu của General Motors đã quản lý hơn 200.000 lao động tại 171 nhà máy của 31 quốc gia trên phạm vi toàn cầu.


Vào năm 2017, ông James DeLuca đã chính thức lãnh đạo hãng ô tô Việt Nam - VinFast với tư cách là vị CEO đầu tiên
Vào năm 2017, ông James DeLuca đã chính thức lãnh đạo hãng ô tô Việt Nam - VinFast với tư cách là vị CEO đầu tiên

Năm 2016, ông James DeLuca quyết định nghỉ hưu tại General Motors. Đến tháng 9/2017, vị cựu lãnh đạo General Motors đã được chiêu mộ về VinFast nhờ tài năng xuất chúng của mình. Đáng chú ý, vào mùa hè năm 2017 khi đang trong 3 tháng thử việc tại công ty xe điện Việt, người đàn ông này đã nhận được một lời đề nghị khác đến từ Amazon (Mỹ) cho vị trí lãnh đạo cấp cao tại đây. Lúc này, ông James DeLuca đã phải cân nhắc giữa hai lựa chọn, một là làm việc tại Washington (Mỹ) trong công ty thương mại điện tử hàng đầu thế giới, hai là tiếp tục gắn bó với công ty khởi nghiệp ô tô ở Việt Nam. 

Chia sẻ về những ngày tháng đó, James DeLuca cho biết: “Quyết định sau đó tôi nghĩ là đúng đắn, đó là tới Việt Nam”. Theo đó, Tổng Giám đốc James DeLuca sẽ chịu trách nhiệm về việc xây dựng, vận hành cũng như phát triển riêng cho mảng sản xuất ô tô (không bao gồm việc sản xuất xe máy điện) của Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast. Tại VinFast, ông vẫn có cơ hội được làm việc cũng như theo đuổi những mục tiêu mới trong ngành ô tô, tương tự những gì mà ông làm suốt 37 năm trước đó tại General Motors. 

Vì thế, vào năm 2017, ông James DeLuca đã chính thức lãnh đạo hãng ô tô Việt Nam - VinFast với tư cách là vị CEO đầu tiên. Chính ông là người đã góp công lớn trong việc chế tạo ra những chiếc xe VinFast máy xăng đầu tiên; đồng thời góp phần kiến tạo nên thương hiệu xe điện đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước